^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Kháng bác 4: Thế còn về lạc giáo vô ý thức? Có thể nào các Giáo Hoàng Vaticanô II chỉ là lạc giáo vô ý thức?
Trả lời: Một người lạc giáo “vô ý thức” là một người Công Giáo lầm lẫn với thiện chí về một vấn đề tín lý. Các nguỵ giáo hoàng Vaticanô II chắc chắn là lạc giáo đồ thực sự. Họ không thể là lạc giáo vô ý thức (người Công Giáo lầm lẫn trong thiện chí) vì nhiều lý do, quan trọng nhất trong số những lý do đó là: 1) họ không nắm giữ những mầu nhiệm cốt yếu của Đức tin; 2) họ chối bỏ những tín điều mà họ hiển nhiên nhận thức tường tận.
Người “lạc giáo vô ý thức” là một thuật ngữ được sử dụng bởi các nhà thần học để mô tả một người Công Giáo lầm lẫn với thiện chí về một số giáo huấn của Giáo Hội, những người đã không phủ nhận nó có chủ ý. Cách duy nhất một người có thể “lạc giáo vô ý thức” là bằng cách không biết rằng luận điểm mà người đó giữ trái với giáo huấn của Giáo Hội. Một người như vậy sẽ thay đổi ý kiến của mình ngay lập tức khi được thông báo về giáo huấn của Giáo Hội ở vấn đề này. Do đó, người “lạc giáo vô ý thức” không phải là một kẻ lạc giáo, mà là một người Công Giáo mơ hồ, người không phủ nhận điều gì mà anh ta biết rằng Giáo Hội đã dạy. Thực tế người “lạc giáo vô ý thức” không lạc giáo được chứng minh bởi sự thật rằng người “lạc giáo vô ý thức” không ngưng là một phần của Giáo Hội; và chúng ta đã cho thấy qua nhiều trích dẫn rằng tất cả những kẻ lạc giáo đều không còn là thành viên của Giáo Hội.
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, “Cantate Domino,” 1441:
“Giáo Hội La Mã Thánh Thiện tin vững chắc, tuyên xưng và thuyết giáo rằng tất cả những ai bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, không chỉ dân ngoại mà kể cả dân Do thái hay lạc giáo đồ và ly giáo đồ…”[1]
Hơn nữa, người “lạc giáo vô ý thức” (một người Công Giáo lầm lẫn) không tự mang lên đầu hình phạt đời đời vì đã chối bỏ đức tin; và tất cả những kẻ lạc giáo đều tự mang lên đầu hình phạt đời đời vì đã chối bỏ đức tin.
Do đó, một người lạc giáo vô ý thức không phải là lạc giáo đồ nhưng một người Công Giáo vô tội nhầm lẫn về một số giáo huấn của Giáo Hội. Do đó những người cho rằng Biển Đức XVI không hay biết về tất cả các tín điều mà ông ta phủ nhận, và vì thế chỉ là “lạc giáo vô ý thức” (nói cách khác, người Công Giáo lầm lẫn) không chỉ lập luận điều vô lý, mà đó là ĐIỀU KHÔNG THỂ. Không thể nào Biển Đức XVI chỉ là “lạc giáo vô ý thức” vì ba lý do:
1: Có một thực tế là Biển Đức XVI biết nhiều tín điều Giáo Hội ông bác bỏ. Ông biết nhiều giáo huấn Công Giáo hơn gần như bất cứ một ai trên thế giới. Ông thảo luận về tuyên bố tín lý của Giáo Hội – chính những tín điều ông mâu thuẫn và bác bỏ, chẳng hạn như Vaticanô I – mọi lúc.
Trong những trích dẫn này, chúng ta chỉ thấy một cái nhìn thoáng qua về sự quen thuộc của Biển Đức XVI với giáo huấn Công Giáo, bao gồm cả chính các công đồng mà ông phủ nhận. Điều tương tự cũng áp dụng cho Gioan Phaolô II và những “người tiền nhiệm” ông. Ví dụ, trong thỏa thuận năm 1999 với Giáo Hội Luther về Công chính hoá, được Gioan Phaolô II chấp thuận, Gioan Phaolô II đồng ý rằng Công đồng Trentô không còn được áp dụng.
Không cần phải nói rằng ông ta không thể không biết về Công đồng Trentô nếu ông ta đồng ý rằng nó không còn được áp dụng nữa. Hơn nữa, Biển Đức XVI giữ nhiều bằng tiến sĩ thần học và đã viết nhiều cuốn sách liên quan đến sự phức tạp của các tín điều Công Giáo. Một trong số chúng tôi đã đọc 24 cuốn sách của ông ta, và có thể kết luận rằng Biển Đức XVI quen thuộc với những gì Giáo Hội Công Giáo dạy hơn hầu như bất cứ một ai trên thế giới. Nói rằng Biển Đức XVI hay Gioan Phaolô II hay Phaolô VI hay Gioan XXIII không biết về những lời giáo huấn đơn giản nhất của Giáo Hội mà họ đã phủ nhận về Chúa chúng ta, chống lại Tin Lành, về ơn cứu độ, chống lại các tôn giáo giả dối, về tự do tôn giáo, v.v. là sai và cực kỳ lố bịch. Ví dụ, nói rằng Biển Đức XVI không biết về tín điều những người Tin Lành phải chịu án lạc giáo nếu không chấp nhận Chức vị Giáo Hoàng – hãy nhớ rằng ông ta dạy điều hoàn toàn ngược lại – là điên rồ thuần túy. Nó tương đương với việc khẳng định rằng một người có thể là bếp trưởng tại nhà hàng năm sao và không biết rau diếp là gì. Nhưng đó chính xác là những gì người thúc đẩy lập luận “lạc giáo vô ý thức” sẽ khiến chúng ta tin.
2: Biển Đức XVI không thể chỉ là một người “lạc giáo vô ý thức” hay một người Công Giáo lầm lẫn bởi vì – giả sử ông ta không biết về nhiều tín điều mà ông ta phủ nhận (mà như chúng tôi đã nói, chắc chắn là không đúng) – tự nhận là một giám mục và giáo hoàng, ông ta có nghĩa vụ phải học về chúng. Vì thế, không có lý do gì để bào chữa cho ông ta trên lý do ông ta không biết về những tín điều cơ bản của Giáo Hội mà ông ta phủ nhận.
3: Biển Đức XVI không thể chỉ đơn thuần là một người “lạc giáo vô ý thức” bởi vì có một số điều mà mọi người trưởng thành phải nắm giữ bằng tất nhiên tính của phương pháp (necessity of means) để trở thành một người Công Giáo, và Biển Đức XVI không nắm giữ những điều đó. Mọi người Công Giáo trưởng thành phải tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm Nhập Thể, rằng Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh ngài là chân thật, và rằng các tôn giáo khác bên ngoài Đức Giêsu Kitô là giả dối. Những mầu nhiệm thiết yếu này phải được biết đến bằng tất nhiên tính của phương pháp.
Nói cách khác, mỗi người Công Giáo trên tuổi lý trí phải có kiến thức về những mầu nhiệm nhất định của đức tin để được cứu độ. Không có bất cứ một biện hộ nào, ngay cả cho sự thiếu hiểu biết. Do đó, nếu một ai giữ một niềm tin phá hủy đức tin ở những mầu nhiệm trên, ngay cả khi người đó đã được dạy không chính xác, kẻ đó không phải là một người Công Giáo.
Ví dụ, nếu một người thực sự tin vào ba đức chúa khác nhau và không phải một Đức Chúa trong ba ngôi vị, thì kẻ đó không phải là một người Công Giáo – chấm hết. Điều này đúng ngay cả khi anh ta chưa bao giờ được giảng dạy giáo lý đúng đắn về Thiên Chúa Ba Ngôi. Anh ta không phải là một người Công Giáo, vì niềm tin của anh ta mâu thuẫn với một mầu nhiệm thiết yếu mà anh ta phải sở hữu để giữ Đức tin thực sự.
Tương tự như vậy, nếu một người tin rằng các tôn giáo khác, chẳng hạn như Hồi giáo, Do Thái giáo, v.v. cũng tốt, thì người đó không tin rằng Đức Kitô (và, mở rộng ra, Hội Thánh Ngài) là chân lý duy nhất. Nếu một người không tin rằng Đức Kitô (và, mở rộng ra, Hội Thánh Ngài) là chân lý duy nhất, thì người đó không có Đức tin Công Giáo – chấm hết. Điều này đúng ngay cả khi anh ta chưa bao giờ được giảng dạy giáo lý đúng đắn về vấn đề này, đó là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng Piô XI nói rằng tất cả những ai giữ quan điểm rằng tất cả các tôn giáo “ít nhiều tốt và đáng khen ngợi” đã từ bỏ tôn giáo chân thật – chấm hết.
Vâng, chúng tôi đã chỉ ra rằng Biển Đức XVI và “những người tiền nhiệm” của ông tin rằng Do Thái giáo, Hồi giáo, v.v. là tốt. Biển Đức XVI thậm chí còn tòng đạo vào Hồi giáo trong một giáo đường Hồi giáo ngày 30 tháng 11, 2006. Ông và “những người tiền nhiệm” của ông ca ngợi những tôn giáo này. Biển Đức XVI đặc biệt gọi Hồi giáo là “cao quý” và nói rằng nó đại diện cho “sự vĩ đại.” Ông ta không thể tin điều này và chỉ là một người Công Giáo “lạc giáo vô ý thức,” vì ông ta không tin vào một mầu nhiệm thiết yếu phải sở hữu để giữ Đức tin chân thật: rằng Đức Kitô là chân lý duy nhất. Do đó, Biển Đức XVI không phải là một người Công Giáo – chấm hết.
Điều này còn có thể được chứng minh từ một góc độ khác. Vì đó là một mầu nhiệm thiết yếu của Đức tin Công Giáo rằng Đức Kitô (và, bằng cách mở rộng, Hội Thánh Ngài) là chân lý duy nhất, nên những ai tin vào mầu nhiệm này cũng phải giữ rằng Hội Thánh Đức Kitô phải được tin tưởng. Đây là lời dạy của Giáo Hoàng Lêô XIII.
Nếu một người cho rằng đức tin Công Giáo không nhất thiết phải được chấp nhận bởi những người ngoại đạo, thì kẻ đó không phải là người Công Giáo. Như chúng tôi đã chỉ ra, những nguỵ giáo hoàng Vaticanô II dạy rằng đức tin Công Giáo không nhất thiết phải được chấp nhận bởi những người không Công Giáo; họ đặc biệt dạy rằng người "Chính thống" giáo không cần phải hoán cải sang Đức tin Công Giáo.
Hơn nữa...
Giáo luật của Giáo Hội giả định sự ngoan cố trong lạc giáo trừ khi điều ngược lại được chứng minh.
Ngoài những điều trên chứng minh rằng các nguỵ giáo hoàng Vaticanô II chắc chắn là người lạc giáo cố ý, giả định của giáo pháp chống lại họ:
Một bài bình luận về khoảng luật này của Cha Eric F. Mackenzie, A.M., S.T.L., J.C.L, nêu rõ:
Không chỉ những nguỵ giáo hoàng Vaticanô II theo đúng nghĩa đen đưa ra hàng trăm tuyên bố trái ngược với tín điều được mặc khải và minh định, mà họ còn tuyên bố rõ ràng mình đang cùng hiệp thông với – trong cùng một Giáo Hội với – ly giáo đồ và lạc giáo đồ. Hơn nữa, họ đã xác nhận những tuyên bố này bằng các hành vi thêm đó thể hiện việc tuân theo lạc giáo của họ, chẳng hạn như communicatio in sacris (hiệp thông trong đồ thánh) với các tôn giáo giả dối khác nhau. Do đó, giáo luật hay tinh thần của Giáo Hội không miễn tội cho ai đó công khai khạc nhổ lạc giáo, mà là cho rằng ông ta phạm tội.
Thánh Robertô Bellarminô giải thích tại sao điều này phải là như vậy.
Một minh họa đơn giản cũng sẽ chứng minh lý do tại sao điều này phải là như vậy.
Giả sử bạn có một vài con cừu và bạn chỉ định một kẻ chăn để trông chừng chúng. Giả sử một ngày nọ, kẻ chăn trở thành con sói và bắt đầu ăn đàn cừu và xé chúng thành từng mảnh. Bạn sẽ, chăm sóc hạnh phúc của những chú cừu này, vẫn giữ con sói làm thủ lãnh bầy cừu? Bạn có yêu cầu những con cừu khác chưa bị ăn phải vâng phục con sói, và do đó đặt mình vào nguy cơ bị ăn thịt? Tất nhiên là không, và Thiên Chúa cũng vậy.
Thiên Chúa không bao giờ có thể cho phép một kẻ tuyên truyền lạc giáo công khai ở toà ngoài duy trì thẩm quyền trong Giáo Hội hoặc có thể yêu cầu sự vâng phục của người Công Giáo, bất kể ý định của hắn ta là gì. Hãy nhớ rằng, lạc giáo giết chết linh hồn. Giả sử con sói trong câu chuyện của chúng ta chỉ đói, hoặc có một ngày tồi tệ. Điều này có thay đổi thực tế là đàn cừu đang bị thanh tẩy không? Không.
Hơn nữa, có con sói nào đang cố gắng lừa dối mọi người sẽ công khai tuyên bố rằng hắn là một người phi Công Giáo hoặc kẻ thù của Giáo Hội?
Không có cách nào hiệu quả để hỗ trợ một tiên tri giả hơn là khăng khăng rằng ông ta, bất chấp việc công khai tuyên xưng lạc giáo, vẫn duy trì thẩm quyền trong Giáo Hội. Giáo Hoàng Thánh Cêlextinô xác nhận cách uy quyền nguyên tắc rằng chúng ta không thể coi một người lạc giáo công khai là một kẻ có thẩm quyền khi đối phó với trường hợp của lạc giáo đồ Nestoriô. Nestoriô, Thượng phụ của Constantinopolis, bắt đầu rao giảng lạc giáo rằng Đức Maria không phải là Mẹ Thiên Chúa. Các tín hữu phản ứng bằng cách phá vỡ hiệp thông với ông, nhận ra rằng kể từ khi Nestoriô rao giảng lạc giáo công khai và khét tiếng, ông không thể có thẩm quyền trong Giáo Hội Công Giáo. Trích dẫn sau đây từ Giáo hoàng Thánh Cêlextinô được tìm thấy trong De Romano Pontifice, tác phẩm của Thánh Robertô Bellarminô.
Giáo Hoàng Piô IX xác nhận nguyên tắc này bằng cách dạy rằng một người được xem là lạc giáo hay ly giáo ngay cả khi chưa bị Tòa Thánh tuyên bố như vậy.
Đây là lý do tại sao các vị thánh, các nhà thần học, các thánh tiến sĩ, các nhà giáo luật và các giáo hoàng khi nói về vấn đề “giáo hoàng lạc giáo” tránh các thuật ngữ lạc giáo “vô ý thức” và “cố ý,” vì đây là những thuật ngữ ngụ ý phán quyết toà trong. Thay vào đó, họ sử dụng các từ công khai, biểu hiện, khét tiếng, v.v. - các thuật ngữ tương ứng với toà ngoài.
Như thế nào là sa ngã công khai khỏi đức tin?
Do đó, chúng tôi đã chứng minh rất chi tiết lý do tại sao việc cho rằng các nguỵ giáo hoàng Vaticanô II chỉ đơn thuần “lạc giáo vô ý thức” là hoàn toàn sai. Họ không thể là lạc giáo vô ý thức vì 1) họ biết rất rõ về những tín điều họ phủ nhận; 2) họ bắt buộc phải biết Đức tin Công Giáo như là “giám mục,” đặc biệt là những tín điều mà họ phủ nhận; và 3) họ thiếu và mâu thuẫn với những mầu nhiệm thiết yếu của Đức tin mà ta phải giữ đểtrở thành một người Công Giáo.
Trở về Trả lời các Kháng bác về Thuyết Trống Toà.
Chú thích:
[1] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 578.
[2] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 74.
[3] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, Ignatius Press, 1982, tr. 239.
[4] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 197-198.
[5] L’Osservatore Romano, Special Insert, Joint Declaration of the Doctrine of Justification, November 24, 1999, #13.
[6]G. McDevitt, The Delict of Heresy, 48, CU, Canon Law Studies 77. Washington: 1932.
[7] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 45.
[8] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 46.
[9] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 30.
[10] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 313-314.
[11] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 399.
[12] L’Osservatore Romano (the Vatican’s Newspaper), May 24, 1973, tr. 6.
[13] L’Osservatore Romano, Jan. 27, 1993, tr. 2.
[14] L’Osservatore Romano, August 24, 2005, tr. 8.
[15] Eric F. Mackenzie, A.M., S.T.L., J.C.L. Rev., The Delict of Heresy, Washington, D.C.: The Catholic Univ. of America, 1932, tr. 35. (Cf. Canon 2200.2).
[16] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 283.
[17] St. Robert Bellarmine, De Romano Pontifice, II, 30.
[18] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 416.
[19] Ius Canonicum. Rome: Gregorian 1943. 2:453.
Bài Viết Liên Quan