^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Giáo hoàng Grêgôriô XIII: Mỗi một người phải tuyên xưng Đức Kitô để được cứu độ (Bản dịch)
Trong tông huấn ngày 1 tháng 9 năm 1584 (Sancta Mater Ecclesia – Giáo hội Mẹ Thánh thiện), Giáo hoàng Grêgôriô XIII đã ra lệnh rằng những người Do Thái tham dự hội đường Do Thái trong khu vực Kitô giáo phải nghe giảng về đức tin Kitô giáo mỗi tuần một lần - những bài giảng nhằm hoán cải họ sang đức tin Công giáo. Dĩ nhiên, không ai có thể ép buộc họ tin hoặc chịu phép rửa tội; nhưng các Giáo hoàng, trong đức mến, đã ban lệnh rằng người Do Thái phải nghe rao giảng Lời Chúa với hy vọng rằng điều đó sẽ mở lòng trí của họ đến với sự thật.
Trong văn kiện này, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIII dạy rằng toàn thể dân tộc Do Thái (không một ngoại lệ) sẽ bị đuổi ra khỏi Thành Giêrusalem trên Trời trừ khi họ tuyên xưng Chúa Kitô. Không có ngoại lệ, bởi vì không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ (Công vụ 4:12). Đây là một ví dụ khác cho giáo huấn của Giáo hội Công giáo rằng niềm tin thấu triệt vào Chúa Kitô là thiết yếu cho ơn cứu độ. Tông huấn này được viết bằng tiếng Latin. Theo hiểu biết của chúng tôi, chỉ có tu viện của chúng tôi đã trình bày những đoạn văn sau bằng tiếng Anh (link cho bản dịch tiếng Anh bên dưới).
Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIII, Sancta Mater Ecclesia, ngày 1 tháng 9 năm 1584: “Giáo hội Mẹ, đứng đầu là Chúa Kitô, khi tuôn trào lòng bác ái thiên sinh của bản thân cho toàn nhân loại, với lòng đạo chân thành chưa bao giờ ngừng thương xót những tàn dư của dân Israel cổ đại và dân Chúa, và Giáo Hội vô cùng đau buồn vì quốc gia Do Thái vốn trước đây được ban cho những ân sủng đặc biệt – sở hữu quyền làm con, vinh quang, thánh ước, lề luật, thờ phượng và lời hứa, và từ đó ngay cả Đức Kitô, Đấng Cứu Độ của chúng ta cũng được sinh ra trong xác thịt – và giờ đây bị phân tán trong nhiều thế kỷ trên khắp các nơi khác nhau trên thế giới và lang thang khốn khổ như một đàn chiên nhiễm ôn dịch qua những nơi không lối đi và không nước uống, phải chịu sự diệt vong vì đói khát Lời Chúa và khát nước phục hồi, và không chỉ bị đuổi ra khỏi Giêrusalem trần gian nơi Chúa chúng ta đã khóc, mà nghiêm trọng hơn cả, khỏi Giêrusalem trên Trời, trừ khi họ tuyên xưng Chúa Kitô mà họ đã chối bỏ. Chúng ta cũng vậy, chịu day dứt mỗi ngày bởi lòng trắc ẩn và nỗi buồn, luôn tìm cách nghĩ ra phương thức qua đó thích hợp trợ giúp hơn cho sự hoán cải và ơn cứu độ của họ, và nhờ đó chính họ, qua ân sủng từ Thiên Chúa, có thể đạt đến sự hiểu biết mà họ đã đóng lại đối với bản thân.”
Giáo huấn Công giáo này bị vô số người trong thời đại chúng ta phủ nhận. Đức Giáo hoàng mô tả người Do Thái là “phải chịu sự diệt vong vì đói khát Lời Chúa và khát nước phục hồi”. Nước phục hồi, dĩ nhiên, đề cập đến Bí tích Rửa tội, mà họ cần - nếu không họ sẽ chịu diệt vong mặt thiêng liêng.
Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIII tiếp tục đề cập đến một số điểm mà các thừa sai nên nhấn mạnh khi cố gắng cải đạo người Do Thái. Những điểm đó bao gồm các dẫn chứng về mầu nhiệm nhập thế, phép lạ, cuộc khổ nạn, cái chết, sự phục sinh, án phạt sa Hỏa ngục, phần thưởng Nước Trời, vương quốc thiêng liêng, các phép lạ của Giáo hội, v.v. Ông cũng bảo họ nhấn mạnh nhiều điểm khác nhau chứng minh sự giả dối của Do Thái giáo, chẳng hạn như:
"... sự hoang tàn của vùng đất của cùng những người Do Thái này, phải chịu phân tán ở khắp mọi nơi trên mặt đất vào thời điểm đó, phải chịu giam cầm, và các tín điều và giáo thuyết khác có chủ đề tương tự dựa trên Lề luật và các Ngôn sứ; hơn nữa, liên quan đến sự mong đợi lâu dài và vô ích của người Do Thái về sự xuất hiện của một Đấng Mêsia và vương quốc trần thế của Người; liên quan đến niềm hy vọng vô ích của họ về việc trở về vùng đất hứa và sự phục hồi của Đền thờ thứ ba, mà thường, nếu không muốn nói là hàng ngày, làm họ thất vọng; và cuối cùng liên quan đến nhiều sai lầm và lạc giáo khác nhau của họ, mà họ đã tự lao vào một cách thảm hại nhất là sau khi họ từ chối thừa nhận Chúa Kitô là Thiên Chúa đến trong xác thịt, và liên quan đến việc giải thích sai lệch Kinh Thánh do các giáo sĩ Do Thái truyền lại, chữ viết và ý nghĩa, qua việc vặn vẹo bằng những lời đồn, lời dối trá và nhiều thủ đoạn và mánh khóe khác nhau, họ đã làm hư hỏng và bóp méo (và thậm chí cho đến ngày nay họ không từ bỏ việc làm hư hỏng và bóp méo), và liên quan đến tất cả những gì có thể hoán cải họ trở nên công nhận đức tin, để sửa chữa những sai lầm của họ, và đối với đức tin chính thống, họ [những thừa sai] nên hành động khôn ngoan đối với địa điểm, thời gian và chủ đề được giả định, và, [được trang bị] với những sự thật và minh chứng lấy từ Kinh thánh, họ nên cố gắng mở ánh sáng sự thật cho những người này, không miệt thị hay giận dữ, nhưng với lòng bác ái và khiêm nhường lớn lao.”
Một điểm thú vị khác là Đức Giáo hoàng mô tả hy vọng phục hồi ngôi đền thứ ba là một hy vọng vô ích. Điều này càng củng cố quan điểm của chúng tôi rằng đền thờ Thiên Chúa ngày mạt thế không phải là một đền thờ Do Thái được xây dựng lại, bởi vì đó sẽ không phải là đền thờ Thiên Chúa. Lời tiên tri đó đề cập đến những gì đã xảy ra ở Vatican trong thời kỳ bội giáo Công đồng Vaticanô II này. Những lời tiên tri là về thời kỳ này, như các bài viết của chúng tôi thảo luận. Một điểm khác mà Đức Giáo hoàng bảo các thừa sai đề cập đến (như là bằng chứng thêm cho sự thật của đức tin Kitô giáo) là Tin Mừng của Chúa Kitô đã được rao giảng trên toàn thế giới. Vâng, trong Mátthêu 24:14 Chúa Giêsu nói rằng Tin mừng sẽ được rao giảng trên toàn thế giới và sau đó hồi cáo chung sẽ đến.
Do đó, lược sử thời gian mà Kinh thánh miêu tả là Tin mừng được rao giảng trên toàn thế giới. Điều đó đã xảy ra. Sau đó, sẽ có một cuộc bội giáo hay hiện tượng chối đạo, mà chúng ta đang trải qua, và rồi hồi cánh chung sẽ đến. Lược thời gian không phải là: Tin mừng được rao giảng trên khắp thế giới, sau đó Tin mừng bị khước từ, sau đó có một sự phục hồi đức tin, và sau đó đức tin bị khước từ một lần nữa, và sau đó là tận cùng. Không. Do đó, tuyên bố của Đức Giáo Hoàng rằng Tin Mừng đã được rao giảng trên toàn thế giới ủng hộ kết luận rằng cuộc bội giáo hiện tại là cuộc bội giáo cuối cùng trước khi Chúa Kitô quang lâm lần thứ hai. Tất nhiên, điều này được kết nối với những lời tiên tri về con thú (tức là La Mã ngoại giáo). Con thú (tức là La Mã ngoại giáo) đã được thay thế bởi Kitô giáo La Mã và Kitô giáo châu Âu, nhưng nó trở lại trong những ngày cuối cùng dưới vỏ bọc là một Giáo hội (bằng một Giáo hội đối lập).
Vào ngày 28 tháng 5 năm 1581, Giáo hoàng Grêgôriô XIII ban hành tông huấn Christianae Nobiscum, trong đó thực hiện các biện pháp để giúp đỡ các Kitô hữu bị giam cầm bởi những kẻ ngoại đạo. Grêgôriô XIII lo ngại rằng các Kitô hữu bị giam cầm, bởi nhiều áp lực và gian truân, có thể từ bỏ đức tin nhận được trong phép rửa tội.
Giáo Hoàng Grêgôriô XIII, Christianae Nobiscum, ngày 28 tháng 5 năm 1581: “... kẻo – vì sự yếu đuối dần mòn của xác thịt lại thêm nỗi đau đớn bởi những căn bệnh tột cùng, và do kẻ thù của chúng ta là Quỷ dữ tiêm nhiễm bản thân vào tâm trí họ, vốn đã bị suy yếu và bị tước đoạt cơ hội được nghe Lời Chúa và nhận an ủi qua Hy tế Thánh lễ và Bí tích – họ, không chịu nổi sự tuyệt vọng, bị xui khiến từ bỏ đức tin đã nhận được trong Bí tích Rửa tội...”
Đây là một ví dụ khác về giáo huấn của Giáo Hội rằng mọi người nhận được đức tin cứu độ trong phép rửa tội. Đó là lý do tại sao chỉ những ai đã nhận phép rửa tội mới được gọi là tín hữu. Video dưới đây (tiếng Anh) cho thấy giáo huấn chính thức của Giáo hội Công giáo rằng không ai được cứu nếu không có đức tin vào Chúa Giêsu Kitô ngày nay bị phủ nhận rộng rãi bởi những người tự xưng là Công giáo và thậm chí là 'những người Công giáo truyền thống'.
Bài Viết Liên Quan