^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Lumen Gentium – Hiến chế Tín lý về Giáo Hội
Lumen Gentium, hiến chế về Giáo Hội của Vaticanô II, đã trở nên nổi tiếng (hay đúng hơn, khét tiếng) vì giáo huấn lạc giáo về đoàn thể. Đó là suy nghĩ rằng các giám mục, như một đoàn thể, cũng đồng thời có thẩm quyền tối cao trong Giáo Hội Công Giáo.
Chúng ta thấy ở đây Lumen Gentium rõ ràng dạy rằng Giám mục đoàn sở hữu quyền hành trọn vẹn và tối cao trên Giáo Hội phổ quát. Nếu điều này đúng, đó có nghĩa Chúa Kitô đã không thiết lập một thủ lãnh duy nhất trên Giáo Hội Công Giáo thông qua Thánh Phêrô, nhưng hai thủ lãnh tối cao, Giám mục đoàn và Phêrô, sẽ biến Giáo Hội thành một con quái vật với hai đầu.
Giáo Hoàng Bônifaciô VIII, Unam Sanctam, ngày 18 tháng 11, 1302:
“...Trong Giáo Hội duy nhất và chỉ một có một thân thể, một cái đầu, không phải là hai cái đầu như quái vật...”[2]
Chỉ mỗi Giáo Hoàng sở hữu quyền hành tối cao trong Giáo Hội, không phải là các Giám mục.
Giáo Hoàng Lêô XIII, Satis Cognitum (#14), ngày 29 tháng 6 năm 1896:
“Vì Ngài là Đấng đã đặt Phêrô làm nền tảng của Hội Thánh cũng đã ‘chọn lấy trong họ một nhóm mười hai, mà Ngài gọi là tông đồ’ (Luca 6:13); và cũng như việc thẩm quyền của Phêrô duy trì trường tồn trong Tông Toà La Mã, bởi thực tế rằng các giám mục kế vị các Thánh Tông Đồ, họ thừa hưởng quyền lực thông thường, và do đó Giám mục đoàn nhất thiết phải thuộc vào hiến chế cơ bản của Giáo Hội. Mặc dù họ không được nhận quyền hành toàn thể, hoặc phổ quát, hoặc tối cao, họ không được xem như là đại diện của Giáo Hoàng La Mã; bởi vì họ thực hiện một quyền lực thật của chính mình, và thực sự được gọi là mục tử bình thường của các tín hữu họ quản lý.”[3]
Giáo Hoàng Lêô XIII, Satis Cognitum (#15):
“Nhưng quyền lực của Giáo Hoàng La Mã là tối cao, phổ quát, và chắc chắn đặc thù cho riêng nó; nhưng của các giám mục bị kiềm hãm bởi những giới hạn nhất định, và chắc chắn đặc thù cho riêng họ.”[4]
Vaticanô II dạy rằng người Công Giáo thờ phượng cùng Đức Chúa với người Hồi Giáo
Bên cạnh lạc giáo về giám mục đoàn, còn có những lạc giáo khác trong Lumen Gentium không thể bị bỏ qua. Có lẽ đây là lạc giáo nổi bật nhất được tìm thấy trong Lumen Gentium 16.
Đây là lời phạm thánh đến kinh ngạc! Tín hữu Công Giáo thờ phượng Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa Ba Ngôi; người Hồi giáo không hề!
Người Hồi giáo chối bỏ Thần tính Chúa Giêsu Kitô - trong khi Kitô hữu thờ Chúa Giêsu như Thiên Chúa
Một đứa trẻ cũng có thể hiểu rằng chúng ta không thờ cùng một Thiên Chúa.
Giáo Hoàng Grêgôriô XVI, Summo Iugiter Studio (#6), ngày 27 tháng 5 năm 1832:
“Vì vậy, tín hữu cần phải hướng dẫn họ trong việc thực sự thờ phượng Thiên Chúa, mà chỉ độc nhất có trong Đức tin Công Giáo.”[6]
Giáo Hoàng Thánh Grêgôriô Cả: “Giáo Hội thánh thiện hoàn vũ dạy rằng không thể thật sự thờ phượng Thiên Chúa trừ phi bên trong Hội Thánh...”[7]
Một số người cố gắng bảo vệ lạc giáo kinh hoàng này của Vaticanô II bằng cách khẳng định rằng người Hồi giáo thừa nhận và thờ phượng Thiên Chúa duy nhất toàn năng. Họ lập luận như sau: Chỉ có một Thiên Chúa. Và vì người Hồi giáo thờ phượng Thiên Chúa duy nhất toàn năng - không phải nhiều vị thần, như tín đồ đa thần giáo - họ cùng thờ phượng một Thiên Chúa toàn năng như tín hữu Công Giáo chúng ta.
Nếu đúng là người Hồi giáo cùng thờ phượng một Thiên Chúa như tín hữu Công Giáo bởi vì họ thờ phượng Thiên Chúa duy nhất toàn năng, thì bất cứ ai tự nhận mình thờ phượng Thiên Chúa duy nhất toàn năng cũng cùng thờ phượng một Thiên Chúa thật với tín hữu Công Giáo. Không có lối thoát nào cho lập luận ấy. Điều này có nghĩa rằng những kẻ thờ phượng Lucifer như Thiên Chúa chân thật, duy nhất và toàn năng cũng cùng thờ phượng một Thiên Chúa như tín hữu Công Giáo! Rõ ràng là vô lý. Điều này đủ để chứng minh cho bất kỳ ai giáo huấn của Vaticanô II là lạc giáo. Những kẻ chối bỏ Thiên Chúa Ba Ngôi không cùng thờ phượng Đức Chúa như những ai thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi!
Đây rõ ràng là một sự chối bỏ Thiên Chúa Ba Ngôi khi khẳng định rằng người Hồi giáo thờ phượng Thiên Chúa duy nhất chân thật mà không thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi. Hơn nữa, và thậm chí tồi tệ hơn khi xem xét kỹ lưỡng, là tuyên bố khó tin rằng người Hồi giáo thờ phượng Thiên Chúa duy nhất và nhân từ sẽ phán xét loài người vào ngày sau hết! Đây là lạc giáo khó tin. Người Hồi giáo không thờ phượng Chúa Giêsu Kitô, thẩm phán tối cao của nhân loại vào ngày sau hết. Vì vậy, họ không thờ phượng Thiên Chúa, Đấng sẽ phán xét nhân loại vào ngày cuối! Nói rằng người Hồi giáo thờ phượng Thiên Chúa, Đấng sẽ phán xét nhân loại vào ngày cuối, như Vaticanô II trong Lumen Gentium 16, là chối bỏ việc Chúa Giêsu Kitô sẽ phán xét nhân loại vào ngày cuối.
Giáo Hoàng Thánh Đamasô I, Công đồng Rôma, Khoảng luật 15:
“Nếu ai không nói rằng NGƯỜI (CHÚA GIÊSU KITÔ)... SẼ ĐẾN ĐỂ PHÁN XÉT KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT, KẺ ĐÓ LÀ LẠC GIÁO ĐỒ.”[8]
Ngoài lạc giáo khó tin này, trong Lumen Gentium 16, ta còn tìm thấy một lạc giáo nổi bật khác.
Vaticanô II dạy rằng một người có thể theo thuyết vô thần không vì lỗi của mình
Vaticanô II dạy ở đây rằng có một số người, KHÔNG VÌ LỖI CỦA MÌNH mà chưa nhận biết Thiên Chúa. Nói cách khác, có những người không vì lỗi bản thân không tin vào Thiên Chúa (tức là, người vô thần). Đây là lạc giáo.
Thánh Kinh dạy bất khả ngộ rằng tất cả mọi người trên tuổi lý trí có thể biết chắc chắn rằng có một Thiên Chúa. Họ biết điều này bởi những công trình được tạo dựng: cỏ cây, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, v.v. Bất cứ ai là người vô thần (những người tin rằng không có Thiên Chúa) là vô phương biện hộ. Luật tự nhiên kết án hắn ta. Đây là một sự thật được mặc khải từ Thánh Kinh.
Thánh Phaolô dạy rằng những người vô thần là không thể tự bào chữa bởi vì tạo vật của Thiên Chúa chứng minh sự tồn tại của Người. Vaticanô II, ngược lại, dạy rằng những người vô thần có thể được tha thứ. Điều này khiến chúng ta tự đặt câu hỏi: “Vaticanô II đã sử dụng bản kinh thánh nào?” Nó phải là phiên bản được Satan chỉnh sửa. Tuyên bố của Vaticanô II về những người không nhận biết Thiên Chúa không chỉ bị lên án bởi Thánh Phaolô, mà còn bởi Công đồng Vaticanô I. Vaticanô I đã minh định tín lý nguyên tắc được đưa ra trong Rôma 1 - mâu thuẫn trực tiếp với giáo huấn của Vaticanô II.
Giáo Hoàng Piô IX, Công đồng Vaticanô I, Kỳ họp 3, Về Mặc Khải, Khoảng luật 1:
“Nếu bất cứ ai nói rằng Thiên Chúa duy nhất và chân thật, Đấng Tạo Dựng và Chúa chúng ta, không thể được biết đến một cách chắc chắn bởi thế giới thụ tạo, dưới ánh sáng tự nhiên của lý trí con người: kẻ đó bị chúc dữ.”[10]
Giáo Hoàng Piô IX, Công đồng Vaticanô I, Kỳ họp 3, Về Thiên Chúa Đấng Tạo Dựng, Giáo luật 1:
“Nếu ai chối bỏ Thiên Chúa duy nhất chân thật, Đấng tạo dựng và Chúa của muôn vật hữu hình và vô hình: kẻ đó bị chúc dữ.”[11]
Vaticanô II trực tiếp chịu những lời nguyền rủa bởi giáo huấn lạc giáo như trên.
Vaticanô II dạy rằng Giáo Hội liên kết với những người không chấp nhận Đức Tin hoặc Giáo Hoàng
Trong Lumen Gentium 15, Vaticanô II dạy lạc giáo về vấn đề những ai liên kết với Giáo Hội. Nếu có ai cố gắng tổng hợp các đặc điểm về sự hợp nhất của Giáo Hội Công Giáo, điều đó sẽ là Giáo Hội được liên kết với những ai đã được rửa tội chấp nhận Đức tin Công Giáo trọn vẹn và chịu vâng phục các yếu tố hợp nhất của Chức Giáo Hoàng. Nói cách khác: những người Giáo Hội Công Giáo chắc chắn không liên kết là những ai không chấp nhận Đức tin Công Giáo trọn vẹn hoặc Chức Giáo Hoàng. Nhưng Vaticanô II liệt kê cả hai tiêu chí cho sự liên kết và dạy chính xác điều ngược lại!
Vaticanô II nói rằng Giáo Hội liên kết với những người không chấp nhận Đức tin và Đức Giáo Hoàng. Đây là hoàn toàn lạc giáo. Điều này trái nghịch trực tiếp với giáo huấn của Giáo Hội. Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, đó là một tín điều rằng những ai từ chối Chức vị Giáo Hoàng, hoặc bất kỳ một điều khoảng nào của Đức tin, không liên kết với Giáo Hội Công Giáo.
Giáo Hoàng Piô IX, Amantissimus (#3), ngày 8 tháng 4 năm 1862:
“Ngoài ra, còn có vô số bằng chứng khác được rút ra từ những chứng nhân đáng tin cậy nhất chứng thực cách rõ ràng công khai với một niềm tin, độ chính xác, kính trọng và vâng phục lớn lao rằng tất cả những ai muốn thuộc về Hội Thánh chân chính và duy nhất của Đấng Kitô phải tôn kính và vâng phục Toà Thánh và Đức Giám mục Rôma.”[13]
Giáo Hoàng Piô VI, Charitas (#32), ngày 13 tháng 4 năm 1791:
“Lời cuối cùng, hãy ở gần chúng tôi. Vì không ai có thể ở trong Hội Thánh của Chúa Kitô mà không trong sự thống nhất với lãnh tụ hữu hình và được thành lập trên Tông Toà Thánh Phêrô.”[14]
Giáo Hoàng Lêô XIII, Satis Cognitum (#9), ngày 29 tháng 06 năm 1896:
”Thực hành của Giáo Hội xưa nay vẫn vậy, như được chứng minh qua giáo huấn nhất quán của các Giáo Phụ, những người đã luôn cho rằng một kẻ nằm ngoài sự hiệp thông Công Giáo, VÀ DỊ BIỆT VỚI HỘI THÁNH, BẤT KÌ AI LÙI LẠI Ở MỨC ĐỘ NHỎ NHẤT VỀ VỀ BẤT KÌ GIÁO LÝ NÀO ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT BỞI HUẤN QUYỀN CỦA HỘI THÁNH.”[15]
Vaticanô II cũng dạy rằng kẻ lạc giáo tôn vinh Kinh Thánh với một lòng đạo nhiệt thành chân thật.
Giáo Hội Công Giáo dạy rằng kẻ lạc giáo bác bỏ Thánh Ngôn Thiên Chúa truyền thống.
Giáo Hoàng Grêgôriô XVI, Inter Praecipuas (#2), ngày 8 tháng 5 năm 1844: “Thật vậy, mọi người nhận biết rằng từ những thời kỳ đầu của Kitô giáo, mánh khoé đặc thù của lạc giáo đồ là phản đối Thánh Ngôn Thiên Chúa truyền thống, và từ chối thẩm quyền của Giáo Hội Công Giáo, họ hoặc là làm sai lệch Kinh Thánh trong tầm tay, hoặc là thay đổi lời giải thích cho ý nghĩa.” [17]
Trở về Cuộc Cách mạng Vaticanô II (1962-1965).
Chú thích:
[1] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 866.
[2] Denzinger 468.
[3] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 400.
[4] Denzinger 1961.
[5] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 861.
[6] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 231.
[7] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 230.
[8] Denzinger 73.
[9] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 861.
[10] Denzinger 1806.
[11] Denzinger 1801.
[12] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 860.
[13] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 364.
[14] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 184.
[15] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 399.
[16] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 860-861.
[17] Denzinger 1630.
Bài Viết Liên Quan