^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Tai tiếng và Lạc giáo của Gioan Phaolô I
Gioan Phaolô I (Albino Luciani)
Người tự nhận là giáo hoàng giữa Phaolô VI và Gioan Phaolô II trong 33 ngày vào năm 1978...
Albino Luciani (Gioan Phaolô I) là con của một người theo Chủ nghĩa Xã hội tận tâm.[2] Gioan XXIII đích thân tấn phong Luciani lên chức giám mục vào ngày 27 tháng 12 năm 1958.[3] Luciani được Phaolô VI phong làm “hồng y.”[4]
Luciani kết bạn với nhiều người không Công Giáo. Phillip Potter, Thư ký Đại Hội Thế Giới Tin Lành, từng là khách mời tại nhà của ông. Những vị khách khác của ông bao gồm người Do Thái, Anh giáo và “Kitô hữu” Ngũ Tuần. Ông đã trao đổi sách và những bức thư rất thân thiện với Hans Kung.[5]
Luciani (Gioan Phaolô I) đã nhiều lần trích dẫn Hans Kung cách tán thành trong những bài giảng của mình.[6] (Với những ai không biết, Hans Kung chối bỏ Thần tính của Đức Kitô). Luciani “nhận thức được rằng một số giáo dân Công Giáo mà ông biết là thành viên của nhiều hội quán (Tam Điểm) – như cách ông có bạn bè là người Cộng sản.”[7]
Luciani đã thực hiện một nghiên cứu kỹ lưỡng về “làm cha mẹ có trách nhiệm” và tham khảo ý kiến của nhiều bác sĩ và nhiều nhà thần học. Giống như Gioan XXIII và Phaolô VI, Luciani đã nghiên cứu khả năng “viên thuốc” được sử dụng như một phương pháp “tự nhiên” để kiểm soát sinh sản.[8] Những người đã dính vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai nhân tạo và sau đó đi xưng tội cảm thấy Luciani “rất đồng cảm.”[9]
Vào tháng 4 năm 1968, Albino Luciani viết và đệ trình một báo cáo lên Phaolô VI đề nghị Giáo Hội Công Giáo nên chấp thuận việc sử dụng thuốc ngăn rụng trứng do Giáo sư Pincus phát triển. Luciani khuyến cáo rằng thuốc này nên trở thành thuốc tránh thai cho người Công Giáo.[10] Liên minh Báo chí Quốc tế (UPI) phát hiện rằng Luciani đã ủng hộ phán quyết của Vatican ủng hộ kiểm soát sinh sản nhân tạo. Báo chí Ý cũng đăng về việc ấy. Để chứng minh câu chuyện, các báo cáo này đã đề cập đến tài liệu của Luciani gửi lên Phaolô VI bởi “Hồng y” Urbani của Venice, trong đó đưa ra khuyến nghị mạnh mẽ ủng hộ thuốc tránh thai.[11]
Sau này trong “chức vị giáo hoàng” của mình – khi ông là “Gioan Phaolô I” - Luciani thường trích dẫn từ các tuyên bố và thông điệp của Phaolô VI. Đáng chú ý là sự thiếu đi bất kỳ đề cập nào của Gioan Phaolô I đến Humanae Vitae.[12]
Vào ngày 13 tháng 4 năm 1968, Luciani đã nói chuyện với người dân Vittorio Veneto về vấn đề kiểm soát sinh sản này.[13] Luciani đã nêu những nhận xét sau:
Khi Albino Luciani trở thành “Thượng phụ” Venice, thư ký riêng của ông là Cha Mario Senigaglia. Senigaglia đã thảo luận với Luciani (người mà ông đã phát triển một mối quan hệ gần như cha con) các trường hợp luân lý khác nhau liên quan đến giáo dân. Luciani luôn chấp thuận những quan điểm khai phóng mà Senigaglia giữ. Senigaglia nói: “Ông ấy là một người rất thấu hiểu. Rất nhiều lần tôi nghe anh ấy nói với các cặp vợ chồng, ‘Chúng ta đã khiến tình dục trở thành tội lỗi duy nhất, trong khi thực tế nó liên quan đến sự yếu đuối và nhu nhược của con người và do đó có lẽ là tội nhẹ nhất trong các tội.’”[15]
Senigaglia xác nhận rằng quan điểm cá nhân của Luciani về ly hôn sẽ khiến các nhà phê bình phải ngạc nhiên: “Ông có thể và đã chấp nhận ly hôn. Ông cũng dễ dàng chấp nhận những người khác đang sống trong tình trạng mà Giáo Hội gọi là ‘tội lỗi’.”[16]
Ông cũng là người thúc đẩy đại kết sai trái. “Trong chín năm tại đó [với tư cách là “Thượng phụ” Venice] ông đã tổ chức năm hội nghị đại kết, gồm cả cuộc họp mặt với Ủy ban Quốc tế Anh giáo – Công Giáo La Mã, đã đưa ra một tuyên bố đồng thuận về thẩm quyền vào năm 1976…”[17]
LUCIANI VỀ MỘT TỔ CHỨC QUỐC TẾ MỚI
LUCIANI VỀ KITÔ HỮU
Trích dẫn Gandhi, Luciani nói: “Tôi ngưỡng mộ Đức Kitô chứ không phải Kitô hữu.”[19] Trong một bài giảng Lễ Phục sinh năm 1976, Luciani đã đưa ra tuyên bố sau đây:
Nói rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ cho phép hợp pháp hóa mại dâm là lời báng bổ.
Là Thượng phụ của Venice, vào ngày 24 tháng 12 năm 1977, Albino Luciani đã tuyên bố như sau về Cách mạng Pháp: “… ý định của những người đã làm cháy bừng cuộc nổi dậy và cách mạng ngay từ đầu là những ý định rất tốt đẹp, và khẩu hiệu được tuyên bố là ‘Tự do, Bác ái, Bình đẳng.’”[21]
Ngay trước mật nghị năm 1978, Luciani đã được hỏi ý kiến của ông về em bé ống nghiệm đầu tiên, Louise Brown. Nói về em bé ống nghiệm và cha mẹ của cô, Luciani nói: “Làm theo tấm gương Thiên Chúa, là Đấng mong mỏi và yêu thương sinh mạng con người, tôi cũng gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến em bé. Đối với cha mẹ, tôi không có quyền phán xét họ; về mặt chủ quan, nếu họ hành động với ý định tốt và thiện chí, họ thậm chí có thể có công đức lớn lao trước Mặt Thiên Chúa vì những gì họ đã quyết định và yêu cầu các bác sĩ làm.”[22]
Luciani hơn bất kỳ “hồng y” nào khác đưa vào thực hành tinh thần Công đồng Vaticanô II của Gioan XXIII.[23] Gioan Phaolô I đã từ bỏ Mũ ba tầng vòng Giáo hoàng và thay thế lễ đăng quang bằng một lễ kỷ niệm đơn giản.[24] Mũ ba tầng vòng bị bán bởi Phaolô VI được thay thế bằng dây pallium, một dải len trắng khoác qua vai.[25]
Gioan Phaolô I đã nói như sau trong bài phát biểu đầu tiên thông báo kế hoạch cho “chức giáo hoàng” của mình:
Trong lễ nhậm chức của Gioan Phaolô I, ông nói: “Chúng tôi cũng chào hỏi với sự tôn kính và yêu thương tất cả mọi người trên thế giới. Chúng tôi xem họ và yêu thương họ như anh chị em mình, vì họ là con cái của cùng một Cha và là anh chị em trong Chúa Giêsu Kitô.”[31]
Nói chuyện với một người bạn về Thượng Phụ của Moscow, Nikodem, Gioan Phaolô I gọi ông là “một vị thánh thực sự.”[32]
Trong một lá thư gửi vị thượng phụ ly giáo tân nhiệm của Moscow về cái chết của vị thượng phụ ly giáo Moscow vừa qua đời, Gioan Phaolô I nói:
Gioan Phaolô I gọi kẻ ly giáo người Nga đã qua đời, người chối bỏ Giáo Hoàng Bất khả ngộ cùng 13 công đồng tín lý gần nhất (bên cạnh các giáo huấn Công Giáo khác), là một “tôi tớ tận tuỵ này của Hội Thánh Người.”
Gioan Phaolô I “tin vào việc chia sẻ quyền lực rộng lớn hơn với các giám mục trên khắp thế giới và lên kế hoạch phân quyền cơ cấu Vatican.”[34]
Gioan Phaolô nói: “Giáo Hội không nên có quyền hành hay sở hữu tài sản… Sẽ đẹp biết bao nếu Giáo Hoàng tự nguyện từ bỏ tất cả mọi quyền lực trần thế!”[35] Gioan Phaolô I nói với ngoại giao đoàn rằng Vatican đã từ bỏ tất cả các yêu sách đối với quyền lực trần thế.[36]
Gioan Phaolô thường nói về Phaolô VI với sự ngưỡng mộ và đầy tình cảm: “Ông ấy là một giáo hoàng vĩ đại và phải chịu đựng nhiều. Ông ấy không được thấu hiểu…”[38]
Gioan Phaolô cũng nói về Thiên Chúa như là “mẹ.”
Trong bài giảng Buổi Tiếp kiến Chung ngày 13 tháng 9 năm 1978, Gioan Phaolô I đã nói về chủ đề là các sự thật bất biến như sau:
Vào tháng 9 năm 1978, Luciani được nghe trong Buồng Giáo Hoàng nói chuyện với Ngoại trưởng của mình, “Hồng y” Villot: “Tôi sẽ rất vui khi được nói chuyện với phái đoàn Hoa Kỳ này về vấn đề này. Đối với tôi, chúng tôi không thể để hoàn cảnh này tiếp tục như hiện tại.” “Vấn đề” ở đây là dân số thế giới, còn “hoàn cảnh” là Humanae Vitae.[41]
Đứng đầu danh sách các ưu tiên cải cách và thay đổi của ông là thay đổi hoàn toàn mối quan hệ của Vatican với chủ nghĩa tư bản và làm nhẹ bớt những gì ông tin là sự đau khổ bắt nguồn trực tiếp từ Humanae Vitae.[42] [Chúng tôi muốn nói rõ chúng tôi không cho rằng Humanae Vitae là một văn kiện tốt đẹp. Không một chút nào. Humanae Vitae dạy rằng các cặp vợ chồng có thể sử dụng kiểm soát sinh sản “tự nhiên” và không sinh con, như được đề cập trong cuốn sách này. Vấn đề là Humanae Vitae lên án những biện pháp tránh thai nhân tạo, và Gioan Phaolô I đã rất chống đối nó vì chính lý do đó.]
Vào tháng 5 năm 1978, Luciani được mời tham dự và phát biểu tại một đại hội quốc tế được tổ chức tại Milan vào ngày 21, 22 tháng 6. Mục đích chính của đại hội là để chúc mừng dịp kỷ niệm sắp tới của thông điệp Humanae Vitae. Luciani khiến nó được biết rằng ông sẽ không phát biểu tại đại hội và ông sẽ không tham dự.[43]
Vào ngày 19 tháng 9 năm 1978, Gioan Phaolô I đã có một cuộc họp với Ngoại trưởng “Hồng y” Villot. Gioan Phaolô I tuyên bố:
Vatican tuyên bố rằng Gioan Phaolô I đã chết vì một cơn đau tim cực đại vào khoảng 11 giờ tối ngày 28 tháng 9 năm 1978.[45]
Chúng tôi đã chứng minh rằng Gioan Phaolô I là một người lạc giáo công khai, bên cạnh những điều khác, hoàn toàn chấp thuận thờ ơ tôn giáo và đại kết sai trái của Công đồng Vaticanô II. Bởi vì ông là một lạc giáo đồ, ông không thể được bầu thành Giáo Hoàng hợp lệ. Ông là một nguỵ giáo hoàng không Công Giáo.
Chú thích cuối Chương 15:
[1] David Yallop, In God’s Name (An investigation into the Murder of John Paul I), Bantam Books, 1984, tr. 60-61.
[2] David Yallop, In God’s Name, tr. 60.
[3] Raymond and Lauretta Seabeck, The Smiling Pope, Huntington, IN: Our Sunday Visitor Publishing, 2004, tr. 27.
[4] Raymond and Lauretta Seabeck, The Smiling Pope, tr. 58.
[5] David Yallop, In God’s Name, tr. 86, 190.
[6] David Yallop, In God’s Name, tr. 190.
[7] David Yallop, In God’s Name, tr. 201.
[8] Raymond and Lauretta Seabeck, The Smiling Pope, tr. 35.
[9] Raymond and Lauretta Seabeck, The Smiling Pope, tr. 36.
[10] David Yallop, In God’s Name, tr. 32.
[11] David Yallop, In God’s Name, tr. 191.
[12] David Yallop, In God’s Name, tr. 192.
[13] David Yallop, In God’s Name, tr. 32.
[14] David Yallop, In God’s Name, tr. 33.
[15] David Yallop, In God’s Name, tr. 61.
[16] David Yallop, In God’s Name, tr. 60-61.
[17] J.N.D. Kelly, Oxford Dictionary of Popes, Oxford University Press, 2005, tr. 325.
[18] David Yallop, In God’s Name, tr. 62.
[19] David Yallop, In God’s Name, tr. 65.
[20] David Yallop, In God’s Name, tr. 60.
[21] Raymond and Lauretta Seabeck, The Smiling Pope, tr. 120.
[22] David Yallop, In God’s Name, tr. 233.
[23] David Yallop, In God’s Name, tr. 90.
[24] Luigi Accattoli, When A Pope Asks Forgiveness, New York: Alba House and Daughters of St. Paul, 1998, tr. 37.
[25] David Yallop, In God’s Name, tr. 185.
[26] L’ Osservatore Romano (Nhật báo Vatican), 31/8/1978, tr. 6.
[27] L’ Osservatore Romano, 31/8/1978, tr. 6.
[28] L’ Osservatore Romano, 31/8/1978, tr. 6.
[29] L’ Osservatore Romano, 31/8/1978, tr. 6.
[30] L’ Osservatore Romano, 31/8/1978, tr. 6.
[31] L’ Osservatore Romano, 7/9/1978, tr. 1.
[32] Raymond and Lauretta Seabeck, The Smiling Pope, tr. 64.
[33] L’ Osservatore Romano, 14/9/1978, tr. 2.
[34] David Yallop, In God’s Name, tr. 189.
[35] Luigi Accattoli, When A Pope Asks Forgiveness, tr. 44.
[36] David Yallop, In God’s Name, tr. 210.
[37] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 359.
[38] Raymond and Lauretta Seabeck, The Smiling Pope, tr. 44.
[39] L’ Osservatore Romano, 21/9/1978, tr. 2.
[40] L’ Osservatore Romano, 21/9/1978, tr. 1.
[41] David Yallop, In God’s Name, tr. 192, 193.
[42] David Yallop, In God’s Name, tr. 194.
[43] David Yallop, In God’s Name, tr. 192.
[44] David Yallop, In God’s Name, tr. 196.
[45] Raymond and Lauretta Seabeck, The Smiling Pope, tr. 70.
Bài Viết Liên Quan