^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Kháng bác 3: Anh không thể biết ai đó là người lạc giáo hay lên án người đó như thế mà không có một phiên tòa hoặc bản án tuyên bố.
Trả lời: Không phải thế. Bản án tuyên bố theo sau việc phạt vạ tuyệt thông tiền kết chỉ là một sự công nhận về mặt pháp lý điều đã đi vào tồn tại. Nếu điều này không đúng, vạ tuyệt thông tiền kết sẽ là vô nghĩa.
Điều 2314, Giáo luật 1917: “Tất cả những kẻ bội đạo khỏi đức tin Kitô giáo cùng tất cả và mỗi kẻ lạc giáo hay ly giáo: 1) Chịu ipso facto [bởi chính sự ấy] vạ tuyệt thông…”[1]
Người bị vạ tuyệt thông đã bị cắt đứt khỏi Giáo Hội. Hầu hết những người lạc giáo được biết là lạc giáo đồ mà không có bản án xét xử hoặc tuyên bố, và phải bị lên án như thế.
Như chúng ta thấy ở đây, Giáo Hội Công Giáo dạy rằng các quy trình và phán quyết chính thức là không cần thiết cho vạ tuyệt thông ipso facto (bởi chính sự ấy) có hiệu lực. Ta thường thấy điều đó, như trong trường hợp của lạc giáo đồ Martin Luther, sự công nhận chính thức về án tuyệt thông ipso facto đã xảy ra. Với một người Công Giáo, điều này nên hiển nhiên; nhưng để minh họa điểm này, đây là những gì Martin Luther đã nói trước khi ông chính thức bị đức giáo hoàng lên án là một kẻ lạc giáo.
Chúng ta có tin rằng kẻ đã thốt ra lời trích dẫn này (ngay trước khi hắn ta chính thức bị lên án là một lạc giáo đồ bởi một bản án tuyên bố) là một người Công Giáo hoặc có thể được xem như vậy? Nếu một suy nghĩ như vậy không phải là cực kỳ ngớ ngẩn, thì chẳng gì là ngớ ngẩn. Hiển nhiên, Martin Luther là một kẻ lạc giáo công khai trước khi có tuyên bố chính thức, và bất kỳ người Công Giáo nào nhận thức được niềm tin của ông ta đều có thể có và nên phải tố cáo hắn ta như một kẻ lạc giáo công khai ngay khi biết được.
Đó là lý do tại sao, trước cả khi phiên tòa xét xử Martin Luther diễn ra, Hồng y Cajetan “đã liên lạc với Đức tuyển hầu Frederick, quốc chủ và người bảo vệ Luther, kêu gọi ông đừng ‘làm ô nhục danh dự của tổ tiên’ bằng cách ủng hộ một kẻ lạc giáo.”[4]
Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho một người lạc giáo như John Kerry, kẻ ủng hộ phá thai khét tiếng. Hầu như tất cả những người Công Giáo có tư tưởng bảo thủ sẽ ngay lập tức đồng tình rằng John Kerry là một lạc giáo đồ và không phải là người Công Giáo, vì ông ngoan cố chối bỏ giáo huấn Công Giáo về phá thai. Nhưng họ đang tự mình đưa ra “phán quyết” này, bởi vì chưa có bản án tuyên bố nào được đưa ra chống lại ông ta. Do đó, họ đang chứng minh quan điểm rằng một tuyên bố là không cần thiết để lên án một kẻ lạc giáo. Hầu hết những lạc giáo đồ trong lịch sử Giáo Hội, và hầu như tất cả những kẻ lạc giáo trên thế gian ngày nay, đã và phải được nhìn nhận là lạc giáo mà không cần bất kỳ lời tuyên bố nào ngay khi lạc giáo của chúng được biểu hiện.
Khi lạc thuyết được biểu hiện và rõ ràng là cố chấp, như trong trường hợp của Luther hoặc Biển Đức XVI (kẻ nói rằng chúng ta không nên hoán cải người không Công Giáo và tham gia tích cực vào việc thờ phượng trong Giáo đường Do Thái), người Công Giáo không chỉ có thể tố cáo hắn ta không là người Công Giáo không cần một phiên toà, mà còn phải làm như thế. Đó chính xác là lý do tại sao Thánh Robertô Bellarminô, Tiến sĩ Hội Thánh, khi đề cập chính xác vấn đề này, tuyên bố rằng kẻ lạc giáo công khai phải bị truất phế và bị tránh xa như người phi Công Giáo không có thẩm quyền trước khi có bất cứ “vạ tuyệt thông hay bản án nào”. Trong bối cảnh này, Thánh Robert sử dụng từ “vạ tuyệt thông” để chỉ hình phạt ferendae sententiae (tuyên bố hậu kết của giáo hoàng hay thẩm phán).
Để chúng tôi lặp lại điều đó: CÓ NGHĨA LÀ TRƯỚC KHI CÓ BẤT CỨ VẠ TUYỆT THÔNG HAY BẢN ÁN NÀO! Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng những người không theo thuyết trống toà, khi lập luận rằng người Công Giáo không thể lên án những kẻ lạc giáo công khai như Biển Đức XVI vì chưa có phiên tòa chính thức, đã hiểu sai hoàn toàn. Kết luận của họ là một sự nhạo báng tính thống nhất về Đức tin trong Giáo Hội. Trong trường hợp ta quên, có một sự thống nhất về Đức tin trong Giáo Hội Công Giáo (như trong duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền.)
Theo kết luận của những người không theo thuyết trống toà, người Công Giáo sẽ phải trong hiệp thông với một kẻ công khai tuyên bố rằng hắn ta không muốn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo, và cho rằng toàn bộ luật giáo hoàng là đầm lầy của những kẻ lạc giáo; hay một kẻ cố chấp ủng hộ phá thai, chỉ vì không có tuyên bố chính thức nào được đưa ra chống lại hắn ta. Tuyên bố rằng người Công Giáo nên trong hiệp thông với một kẻ lạc giáo công khai như thế vì chưa có tiến trình nào chống lại hắn được hoàn tất, là trái với giáo huấn Công Giáo, Truyền thống Công Giáo và ý thức Công Giáo.
Thánh Robert Bellarmine, De Romano Pontifice, II, 30:
” … bởi người không bị trói buộc, hay đọc được trái tim; NHƯNG KHI THẤY AI LÀ LẠC GIÁO ĐỒ BỞI HÀNH ĐỘNG BÊN NGOÀI, NGƯỜI TA XÁC ĐỊNH KẺ ĐÓ THEO LẠC GIÁO ĐƠN THUẦN NHƯ THẾ, VÀ LÊN ÁN KẺ ẤY LÀ LẠC GIÁO ĐỒ.”
Trở về Trả lời các Kháng bác về Thuyết Trống Toà.
Chú thích:
[1] The 1917 Pio-Benedictine Code of Canon Law, dịch bởi Dr. Edward Von Peters, San Francisco, CA: Ignatius Press, 2001, canon 2314, tr. 735.
[2] Denzinger 1547.
[3] The Catholic Encyclopedia, “Luther,” Robert Appleton Company, 1910, tr. 445-446.
[4] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Front Royal, VA: Christendom Press, 2000, Quyển 4 (The Cleaving of Christendom), tr. 10.
[5] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 41.