^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Rửa tội bằng máu và Rửa tội bằng ước muốn – một truyền thống lầm lỗi của con người
Trong văn kiện này, tôi đã chứng minh Giáo hội Công giáo dạy bất khả ngộ rằng Bí tích Rửa tội là thiết yếu cho ơn cứu độ. Tôi cũng đã chứng minh rằng chỉ thông qua Bí tích Rửa tội, ta mới có thể được kết hợp vào Giáo hội Công giáo, bên ngoài không có ơn cứu độ. Tôi cũng đã chứng minh Giáo hội Công giáo dạy rằng lời nói của Chúa Giêsu Kitô trong Gioan 3:5 – Quả thật, quả thật, tôi bảo ông, ai không sinh ra bởi Nước và Thần khí, thì không thể vào được Nước Thiên Chúa – phải được hiểu đúng như thế: theo nghĩa văn tự. Đây là giáo huấn bất khả ngộ của Giáo hội và điều đó loại trừ bất cứ khả năng nào cho ơn cứu độ mà không được trùng sinh bởi nước và Thần khí. Tuy vậy, xuyên suốt lịch sử Giáo hội, nhiều người đã tin vào các thuyết gọi là rửa tội bằng ước muốn và rửa tội bằng máu: rằng ước muốn của một người cho Bí tích Rửa tội hoặc việc tử đạo có thể thay thế cho việc không được sinh ra bởi nước và Thần khí. Những ai tin vào các thuyết rửa tội bằng máu và rửa tội bằng ước muốn nêu lên một số vấn nạn về sự cần thiết tuyệt đối của Bí tích Rửa tội cho ơn cứu độ. Vì vậy, để hoàn chỉnh, tôi sẽ trả lời tất cả những vấn nạn chính nêu lên bởi những ai ủng hộ thuyết rửa tội bằng máu và rửa tội bằng ước muốn; và trong quá trình ấy, tôi sẽ phác một tổng quan lịch sử của của hai thuyết trên. Qua đó tôi sẽ chứng minh rằng cả thuyết rửa tội bằng máu lẫn rửa tội bằng ước muốn đều không phải là giáo huấn của Giáo hội Công giáo.
CÁC GIÁO PHỤ ĐỀU NHẤT QUÁN TỪ KHỞI NGUYÊN
Trong thiên niên kỷ thứ nhất của Giáo hội, có chừng hàng trăm bậc hiền sĩ và các vị thánh được gọi là “Giáo phụ của Hội thánh.” Tixeront, trong cuốn Cẩm nang Giáo phụ học (Handbook of Patrology), liệt kê hơn năm trăm vị mà tên và tác phẩm được truyền lại cho chúng ta. Các Giáo phụ (hay các tác giả Kitô hữu Công giáo nổi bật lúc xưa) đều đồng nhất rằng không ai được vào Thiên đàng hoặc được thoát khỏi tội nguyên thuỷ mà không có phép rửa bằng nước.
Trong thư của Thánh Banaba, được viết sớm nhất chừng 70 A.D., ta đọc:
Năm 140 A.D., Giáo phụ Hội thánh cổ Hermas trích lời Chúa Giêsu trong Gioan 3:5, và viết:
Tuyên bố này hiển nhiên là một diễn giải cho Gioan 3:5, và vì thế chứng minh rằng ngay từ những ngày đầu tiên thời đại các tông đồ, các giáo phụ đã tin giữ và dạy rằng không ai vào được Thiên đàng mà không được sinh ra bởi nước và Thần khí dựa vào tuyên bố của Chúa Giêsu Kitô trong Gioan 3:5.
Năm 155 A.D., Thánh Justinô Tử đạo viết:
Chú ý rằng Thánh Justinô Tử đạo, cũng như Hermas, trích lời Chúa Giêsu trong Gioan 3:5, và dựa vào lời Chúa Kitô ông dạy rằng việc không một ai có thể vào được Thiên đàng mà không được sinh ra bởi nước và Thần khí trong Bí tích Rửa tội là từ Truyền thống Tông đồ.
Trong cuộc hội thoại với Trypho người Do Thái, cũng vào năm 155 A.D., Thánh Justinô Tử đạo viết thêm:
Năm 180 A.D., Thánh Irenaeus viết:
Ở đây ta lại thấy một phát biểu tường minh từ Truyền thống bất biến và tông đồ rằng không ai được cứu thiếu đi Bí tích Rửa tội, từ không ai khác hơn là Giáo phụ vĩ đại thời tông đồ, Thánh Irenaeus, trong thế kỷ thứ 2. Thánh Irenaeus là môn đệ của Thánh Polycarp và Thánh Polycarp là môn đệ của chính Thánh Gioan Tông đồ.
Năm 181 A.D., Thánh Theophilus tiếp tục Truyền thống:
Năm 203 A.D., Tertullian viết:
Chú ý cách Tertullian khẳng định cùng Truyền thống Tông đồ rằng không ai được cứu thiếu đi phép rửa bằng nước dựa vào tuyên bố của chính Chúa Giêsu.
Tertullian còn viết thêm năm 203 A.D.:
Phép Rửa tội đã luôn được gọi từ thời đại tông đồ là Ấn tín, Dấu tích và Ơn soi sáng; vì không có Ấn tín, Dấu tích và Ơn soi sáng không ai được tha tội nguyên thuỷ hay được niêm ấn là một phần tử của Chúa Giêsu Kitô.
Ngay từ 140 A.D., Hermas đã dạy sự thật này – rằng phép Rửa tội là ấn tín – được truyền bởi các Tông đồ từ Chúa Giêsu Kitô.
Trong tác phẩm nổi tiếng Thư thứ hai của [Thánh Giáo hoàng] Clêmentê đến Hội thánh Côrintô, 120-170 A.D., ta đọc:
Thánh Ephraim, c. 350 A.D.: “… ta được xức dầu trong phép Rửa, qua đó ta mang ấn tín Người.”[11]
Thánh Grêgôriô Nyssa, c. 380 A.D.: “Hãy chóng vội, hỡi đàn chiên, đến dấu thập giá và Ấn tín [phép Rửa tội] mà sẽ cứu các ngươi khỏi cơn thống khổ!”[12]
Thánh Clêmentê thành Alexandria, 202 A.D.:
Origen, 244 A.D.:
Thánh Aphraates, người cổ nhất trong hàng các Giáo phụ Syria, viết năm 336 A.D.:
Cùng vị Giáo phụ Syria viết thêm:
Ở đây ta thấy trong công trình của Thánh Aphraates cùng giáo huấn của Truyền thống về sự cần thiết tuyệt đối của phép rửa bằng nước cho ơn cứu độ dựa vào lời của Chúa Kitô trong Gioan 3:5.
Thánh Cyril thành Giêrusalem, 350 A.D.:
Ta thấy rằng Thánh Cyril tiếp tục Truyền thống tông đồ rằng không ai vào được Thiên đàng mà không được sinh ra bởi nước và Thần khí, lần nữa lại dựa vào việc hiểu chính xác như lời của Chúa Giêsu trong Gioan 3:5.
Thánh Basiliô Cả, c. 355 A.D.:
Thánh Grêgôriô thành Elvira, 360 A.D.:
Thánh Ephraim, 366 A.D.:
Giáo Hoàng Thánh Đamasô, 382 A.D.:
Thánh Ambrôsiô, 387 A.D.:
Thánh Ambrôsiô, 387 A.D.:
Thánh Ambrôsiô, De mysteriis, 390-391 A.D.:
Thánh Gioan Chrysostom, 392 A.D.:
Thánh Augustinô, 395 A.D.:
Giáo Hoàng Thánh Innôcentê, 414 A.D.:
Giáo Hoàng Thánh Grêgôriô Cả, c. 590 A.D.:
Theophylactus, Thượng phụ Bulgaria, c. 800 A.D.:
Nhiều trích dẫn khác có thể được đưa ra từ các Giáo phụ, nhưng sự thật là các Giáo phụ đều đồng nhất ngay từ khởi nguyên của thời đại tông đồ rằng không ai có thể được cứu mà thiếu đi Bí tích Rửa tội, dựa vào lời nói của Chúa Giêsu Kitô trong Gioan 3:5. Nhà Giáo phụ học lỗi lạc, Cha William Jurgens, người thật sự đã đọc hàng ngàn văn kiện của các giáo phụ, cũng buộc phải thừa nhận điều sau (mặc dù ông tin vào phép rửa bằng ước muốn) trong bộ ba cuốn sách về các Giáo phụ.
Vị học giả lỗi lạc, Cha Jurgens, ở đây thừa nhận ba điều quan trọng:
Và dựa vào chân lý này, được tuyên bố bởi Chúa Giêsu trong Tin Mừng (Gioan 3:5), được truyền lại bởi các Tông đồ và dạy bởi các Giáo phụ, Giáo hội Công giáo đã định tín bất khả ngộ (như ta đã thấy) rằng không ai có thể vào được Thiên đàng mà thiếu đi Bí tích Rửa tội.
Nhưng, cũng như với nhiều trường hợp khác, không phải tất cả các giáo phụ đều bất biến với khẳng định của họ về sự cần thiết tuyệt đối của bí tích rửa tội cho ơn cứu độ.
KHÔNG PHẢI TẤT CẢ CÁC GIÁO PHỤ ĐỀU NHẤT QUÁN VỚI KHẲNG ĐỊNH CỦA HỌ
Mặc dù sự thật là có một truyền thống bất biến từ khởi nguyên rằng không ai được cứu độ thiếu đi phép rửa, không phải tất cả các giáo phụ đều nhất quán với khẳng định của chính họ về điểm này. Và đó là điều đưa ta đến với các thuyết “rửa tội bằng máu” và “rửa tội bằng ước muốn,” mà sẽ được thảo luận theo trình tự. Nhưng ta phải hiểu rằng các giáo phụ của Hội thánh đã sai và thiếu nhất quán với giáo huấn của chính họ và Truyền thống tông đồ ở nhiều điểm – vì họ là những con người khả ngộ và đã phạm nhiều sai sót.
Các giáo phụ của Giáo hội chỉ làm chứng cho Truyền thống khi trình bày một giáo lý được tin cách phổ quát và bất biến, hoặc khi trình bày một giáo lý hoà hợp với tín điều được minh định. Lấy riêng từ từng người hoặc nhiều người, họ có thể hoàn toàn sai và thậm chí là nguy hiểm. Thánh Basiliô Cả nói rằng Chúa Thánh Thần xếp sau Chúa Con về thứ tự và phẩm giá, trong một nỗ lực kinh khủng và thậm chí là lạc giáo để giải thích Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Khi Thánh Basiliô nói như trên rằng Thần tính là một trong Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ông khẳng định cách đúng đắn Truyền thống phổ quát và tông đồ. Nhưng khi nói rằng Chúa Thánh Thần xếp sau Chúa Con về phẩm giá, ông ngừng nhất quán với Truyền thống này và rơi vào lỗi lầm (mà thật sự là lạc giáo vô ý thức). Và các Giáo phụ phạm phải vô số lỗi lầm khi cố gắng bảo vệ hoặc trình bày Đức tin.
Thánh Augustinô viết cả một cuốn sách cho việc sửa lỗi. Thánh Fulgentius và nhiều vị khác, gồm cả Thánh Augustinô, tin rằng trẻ nhỏ qua đời mà thiếu đi phép Rửa phải sa lửa Hoả ngục, một lập trường sau này bị kết án bởi Giáo Hoàng Piô VI. Như Giáo Hoàng Piô VI xác nhận, trẻ nhỏ chưa được rửa tội phải sa Hoả ngục, nhưng là một nơi trong Hoả ngục mà không có lửa.[34]
Nhưng Thánh Augustinô ủng hộ nhiệt thành sai sót này đến độ đây là giáo huấn phổ biến và bất khả xâm phạm trong hơn 500 năm, theo Bách Khoa Toàn Thư Công Giáo.
Đó là lý do người Công giáo không đi đến kết luận giáo lý cuối cùng dựa trên giáo huấn của một hoặc một vài Giáo phụ; người Công giáo tuân theo giáo huấn bất khả ngộ của các Giáo Hoàng; và người Công giáo đồng ý với giáo huấn của các Giáo phụ khi họ đồng ý cách phổ quát và bất biến từ khởi nguyên và thuận theo giáo huấn tín lý Công giáo.
Giáo hội Công giáo không công nhận ơn vô ngộ của bất cứ vị thánh, nhà thần học hay vị Giáo phụ nào. Chỉ khi một Giáo Hoàng hoạt động với quyền năng của Huấn quyền mới được Chúa Thánh Thần bảo vệ khỏi việc dạy lỗi lầm về tín lý hay luân lý. Vì thế, khi ta xem xét và thể hiện cách nhiều thành viên Giáo hội đã sai lầm về chủ đề rửa tội bằng ước muốn và bằng máu, điều này là 100% nhất quán với giáo huấn của Giáo hội, mà đã luôn thừa nhận rằng bất cứ thành viên nào, vô luận vĩ đại đến đâu, có thể phạm sai lầm, ngay cả những sai lầm quan trọng. Cuối cùng, sau khi thảo luận chủ đề rửa tội bằng ước muốn và bằng máu, tôi sẽ trích từ một Đức Giáo Hoàng, đồng thời cũng là một Giáo phụ Hội thánh cổ, mà giáo huấn chấm dứt mọi tranh luận về chủ đề này. Giờ đây tôi sẽ thảo luận các thuyết rửa tội bằng máu và bằng ước muốn.
[1] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Collegeville, MN, The Liturgical Press, 1970, Quyển 1: 34.
[2] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 92.
[3] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 126.
[4] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 135a.
[5] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 219; 220.
[6] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 181.
[7] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 306.
[8] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 302
[9] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 92.
[10] Apostolic Fathers, translation by Kirsopp Lake, Cambridge MA: Harvard University Press, Quyển 1, tr. 139.
[11] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 712.
[12] Patrologiae Cursus Completus: Series Graecae, 46:417b, Fr. J.TR. Migne, Paris: 1866; quoted in Michael Malone, The Only-Begotten, Monrovia, CA: Catholic Treasures, 1999, tr. 175.
[13] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 407.
[14] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 501.
[15] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 681.
[16] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 683.
[17] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 810a.
[18] The Sunday Sermons of the Great Fathers, Quyển 3, tr. 10.
[19] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 899.
[20] The Sunday Sermons of the Great Fathers, Quyển 2, tr. 51.
[21] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1: 910r.
[22] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 2: 1323.
[23] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 2: 1324.
[24] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 2: 1330.
[25] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Vol. 2: 1206; The Nicene and Post-Nicene Fathers, New York: Charles Scribner’s Sons, 1905, Vol. XIII, p. 197.
[26] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 3: 1536.
[27] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 3: 2016.
[28] The Sunday Sermons of the Great Fathers, Quyển 1, tr. 89.
[29] The Sunday Sermons of the Great Fathers, Quyển 2, tr. 412.
[30] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 3, tr. 14-15 footnote 31.
[31] Denzinger 861; Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 685.
[32] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 1, tr. 413.
[33] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 2: 940 .
[34] Denzinger 1526.
[35] The Catholic Encyclopedia, Volume 9, “Limbo,” 1910, tr. 257.
[36] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 29.
[37] Denzinger 1320.
[38] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 178-179.
Bài Viết Liên Quan