^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Sách Giáo lý Đức tin Công giáo
(Dịch từ cuốn The Penny Catechism)
Đức Tin
Kinh Tin Kính
Đức Cậy
Việc Cầu Nguyện
Đức Mến
Mười Điều Răn Của Thiên Chúa
Sáu Điều Răn Hội Thánh
Bảy Bí Tích
Nhân Đức Và Tội Ác
- Bảy ơn Chúa Thánh Thần
- Mười hai hoa quả của Chúa Thánh Thần
- Thương xác bảy mối
- Tám mối phúc
- Bảy mối tội đầu
Quy Tắc Sống Của Kitô Hữu
Thực Hành Hằng Ngày Của Kitô Hữu
Phụ Lục
ĐỨC TIN
Chương I
Thiên Chúa sinh ra ta.
Thiên Chúa sinh ta cho để thờ phượng kính mến Người, ngày sau hưởng phước đời đời.
Thiên Chúa tạo ra ta theo hình ảnh và bản tích của chính Người.
Ta giống với bản tính Thiên Chúa chủ yếu ở linh hồn ta.
Linh hồn của ta giống với Thiên Chúa bởi nó là một thần khí, và bất hoại.
Linh hồn ta bất hoại tức linh hồn ta sẽ không bao giờ chết.
Ta phải chăm sóc linh hồn mình nhất; vì Chúa Kitô đã nói: “Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?” (Mt 16:26)
Để cứu linh hồn, ta phải thờ Thiên Chúa bằng đức Tin, Cậy, Mến; nghĩa là, ta phải tin nơi Người, ta phải hy vọng nơi Người, và ta phải hết lòng yêu mến Người.
Chương II
Đức tin là một ơn siêu nhiên của Thiên Chúa, cho phép ta tin mà không nghi ngờ bất cứ điều gì Thiên Chúa đã mặc khải.
Ta phải tin bất cứ điều gì Thiên Chúa đã mặc khải bởi vì chính Thiên Chúa là sự thật, Đấng không thể lừa dối cũng không bị lừa dối.
Ta biết những gì Thiên Chúa đã mặc khải qua chứng ngôn, giáo huấn, và thẩm quyền của Giáo Hội Công Giáo.
Chúa Giêsu Kitô ban cho Giáo Hội Công Giáo thẩm quyền giảng dạy, khi Người nói: “Vậy các người hãy đi thu nạp môn đồ khắp muôn dân.” Mt 28:19)
Những điều chính yếu mà Thiên Chúa đã mặc khải được chứa trong Kinh tin kính các Tông Đồ.
Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh; chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thập Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại; lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội, tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy, Amen.
Kinh tin kính các Tông Đồ được chia thành mười hai điều.
ĐIỀU ĐẦU TIÊN CỦA KINH TIN KÍNH
Điều đầu tiên của kinh tin kính là, “Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.”
Đức Chúa Trời là Thần khí tối cao, là Đấng tự hữu hằng có đời đời, và trọn tốt trọn lành vô cùng.
Nghĩa là, chẳng có sự gì mà Thiên Chúa không thể làm được.”Nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được.” (Mt. 19:26)
Nghĩa là, bởi không mà dựng nên mọi sự cho có.
Người là Đấng tự hữu hằng có đời đời.
Thiên Chúa ở khắp mọi nơi.
Người xem thấy tỏ tường; dầu những sự kính nhiệm trong lòng ta, thì Người cũng soi thấu nữa.
Thiên Chúa không có thân thể; Người là một thần khí.
Chỉ có một Thiên Chúa.
Người có Ba Ngôi; Ngôi thứ Nhất là Cha, Ngôi thứ Hai là Con, Ngôi thứ Ba là Thánh Thần.
Không phải, vì ba Ngôi cũng một tính một phép, cho nên ba Ngôi cũng một Chúa mà thôi.
Mầu nhiệm ba Ngôi vị trong một Đức Chúa Trời được gọi là Chúa Ba Ngôi.
Mầu nhiệm là một sự thật vượt tầm lý trí, nhưng được Thiên Chúa mặc khải.
Linh hồn ta có điểm này giống với bản tính Chúa Ba Ngôi: rằng như trong một Thiên Chúa có ba Ngôi, vì vậy trong linh hồn ta có ba năng lực.
Ba năng lực của linh hồn là trí nhớ, trí lực và ý chí.
ĐIỀU THỨ HAI
Điều thứ hai của Kinh tin kính là, “Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi.”
Chúa Giêsu Kitô là Đức Chúa Con, đã xuống thế làm người vì chúng ta.
Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật.
Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật bởi vì Người đồng bản tính với Đức Chúa Cha.
Chúa Giêsu Kitô luôn là Thiên Chúa, được Đức Chúa Cha sinh ra từ vĩnh hằng.
Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Hai trong Chúa Ba Ngôi.
Chúa Giêsu Kitô là người thật.
Chúa Giêsu Kitô là người thật bởi Người có bản tính của con người, có một thể xác và linh hồn giống như chúng ta.
Chúa Giêsu Kitô không phải luôn là người. Người chỉ nên con người từ khi Người nhập thể.
Mầu nhiệm Nhập thể là việc Đức Chúa Con nhận lấy bản tính con người: “Và Ngôi Lời trở thành người phàm.” (Gioan 1:14)
Có hai bản tính trong Chúa Giêsu Kitô, bản tính Thiên Chúa (thần tính) và bản tính con người (nhân tính).
Chỉ có một Ngôi vị trong Chúa Giêsu Kitô, là Ngôi vị Chúa Con.
Đức Chúa Con trở nên con người để cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi và hoả ngục, cùng dạy chúng ta lối lên thiên đàng.
Tên thánh GIÊSU có nghĩa là Đấng Cứu Thế. (Mt 1:21)
Tên Kitô nghĩa là Đấng Chịu Xức Dầu.
Là Thiên Chúa, Người ở khắp mọi nơi. Là Thiên Chúa trở thành người, Người ở trên thiên đàng, và trong Mình Thánh trên Bàn thờ.
ĐIỀU THỨ BA
Điều thứ ba của Kinh tin kính là: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh.”
Điều thứ ba có nghĩa là Đức Chúa Con đã nhận lấy một Thể Xác và một Linh Hồn giống như chúng ta, trong lòng Rất thánh Đức Bà Maria, bởi quyền năng Chúa Thánh Thần.
Chúa Giêsu Kitô không có người cha nào trên thế gian: Thánh Giusê chỉ là cha nuôi của Người.
Đấng Cứu Độ chúng ta được sinh ra trong một chuồng ngựa tại Bethlehem.
Đấng Cứu Độ chúng ta được sinh ra vào ngày Giáng Sinh.
ĐIỀU THỨ TƯ
Điều thứ tư của Kinh tin kính là: “chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thập Giá, chết và táng xác.”
Những khổ nạn chính của Chúa Kitô là: một, nỗi buồn sầu và việc đổ mồ hôi máu trong Vườn; hai, việc Người chịu đánh đập và đội mũ gai; và ba, việc Người vác thập giá, chịu đóng đinh, và chết giữa hai kẻ trộm.
Những khổ nạn chính của Chúa chúng ta được gọi là Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô.
Đấng Cứu Độ của chúng ta chịu khổ nạn để chuộc lấy tội lỗi của chúng ta, và đem lại cho chúng ta ơn hằng sống.
Chúa Giêsu Kitô được gọi là Đấng Cứu Chuộc bởi vì máu cực trân quý của Người là cái giá phải trả mà qua đó chúng ta được chuộc.
Đấng Cứu Độ của chúng ta chết vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Đấng Cứu Rỗi của chúng ta chết trên Đồi Sọ.
Chúng ta làm cho dấu thánh giá để – trước hết, nhắc nhở chúng ta về Thiên Chúa Ba Ngôi; và thứ hai, nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Con đã chết cho chúng ta trên Thập Giá.
Khi làm cho dấu thánh giá, chúng ta nhắc nhở bản thân về Chúa Ba Ngôi bằng những lời: ‘Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần.”
Khi làm cho dấu thánh giá, chúng ta nhắc nhở bản thân rằng Chúa Kitô đã chết cho chúng ta trên Thập Giá bởi chính hình thập giá ta tạo ra.
ĐIỀU THỨ NĂM
Điều thứ năm của Kinh tin kính là: “xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại.”
Khi đọc, “xuống ngục tổ tông,” ý tôi là, ngay khi Chúa Kitô chết, linh hồn Người đi xuống phần của Hoả ngục được gọi là Lâm bô.
Lâm bô là một nơi an nghỉ, nơi linh hồn của những người công chính chết trước Chúa Kitô bị giam giữ.
Linh hồn của những người công chính đã bị giam giữ ở Lâm bô vì họ không thể tiến vào Nước Trời cho đến khi Chúa Kitô mở cánh cổng cho họ.
Bằng những lời, “ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại,” ý tôi là, sau khi Chúa Kitô chết và được chôn cất ba ngày, Người khiến Thân Thể Người sống lại vào ngày thứ ba.
Chúa Kitô trong kẻ chết mà sống lại vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh.
ĐIỀU THỨ SÁU
Điều thứ sáu của Kinh tin kính là: “lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng.”
Khi đọc những lời ấy, tôi muốn nói Đấng Cứu Độ chúng ta, Thân Xác cùng Linh Hồn lên Trời vào Lễ Thăng Thiên, bốn mươi ngày sau khi Người sống lại.
Bằng những lời, “Ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng,” ý tôi không phải là Đức Chúa Cha có tay, vì Người là một thần khí; nhưng ý tôi là Chúa Kitô, với tư cách là Thiên Chúa, bình đẳng với Đức Chúa Cha; và, với tư cách là con người, ở vị trí cao nhất trên thiên đàng.
ĐIỀU THỨ BẢY
Điều thứ bảy của Kinh tin kính là: “Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.”
Chúa Kitô sẽ trở lại từ Trời vào ngày sau hết, để phán xét toàn nhân loại.
Chúa Kitô sẽ phán xét những ý nghĩ, lời nói, công việc và thiếu sót của chúng ta.
Chúa Kitô sẽ nói với những kẻ tà ác: “Hỡi phường bị chúc dữ, hãy xéo đi xa Ta, mà vào lửa đời đời đã dọn sẵn cho ma quỉ cùng chư thần của nó.” (Mt. 25:41)
Chúa Kitô sẽ nói với người công chính: “Hãy đến! hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy lĩnh lấy làm cơ nghiệp Nước đã dọn cho các ngươi từ tạo thiên lập địa.” (Mt. 25:34)
Mỗi người sẽ bị phán xét khi chết, cũng như vào ngày sau hết: “Và cũng một thể như đã định cho người ta là phải chết một lần, còn sau đó thì có phán xét.” (Hr. 9:27)
ĐIỀU THỨ TÁM
Điều thứ tám của Kinh tin kính là: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.”
Đức Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba trong Chúa Ba Ngôi.
Đức Chúa Thánh Thần phát sinh từ Chúa Cha và Chúa Con.
Chúa Thánh Thần cũng bình đẳng với Chúa Cha và Chúa Con, vì Người cũng là Thiên Chúa như họ.
Chúa Thánh Thần đã hạ xuống các Thánh Tông Đồ vào ngày Lễ Ngũ Tuần, và xuất hiện dưới hình thức “những hình lưỡi giống như lưỡi lửa” (Công vụ 2:3)
Đức Thánh Linh hạ xuống các Thánh Tông Đồ để củng cố đức tin của họ, thánh hóa họ, và cho quyền họ thành lập Hội Thánh.
ĐIỀU THỨ CHÍN
Điều thứ chín của Kinh tin kính là: “Tôi tin có Hội Thánh hằng có [Hội Thánh Công Giáo: ecclesiam catholicam] ở khắp thế này, các Thánh thông công.”
Hội Thánh Công Giáo là sự kết hợp của tất cả những tín hữu dưới một thủ lãnh.
Thủ lãnh Giáo hội Công Giáo là Chúa Giêsu Kitô của chúng ta.
Hội Thánh có một Thủ lãnh hữu hình trên thế gian, Đức Giám mục Rôma, Đại diện dưới thế của Chúa Kitô.
Giám mục Rôma là Thủ lãnh Hội Thánh bởi ông là người kế vị Thánh Phêrô, người Chúa Kitô đã chỉ định làm Thủ lãnh Hội Thánh.
Tôi biết rằng Chúa Kitô đã chỉ định Thánh Phêrô làm Thủ lãnh Hội Thánh bởi vì Người đã phán cùng ông: “Ngươi là Phêrô và trên Ðá ấy, Ta sẽ xây Hội Thánh của Ta, và quyền môn âm phủ sẽ không thắng nổi. Ta sẽ trao cho ngươi chìa khóa Nước Trời.” (Mt. 16:18,19)
Giám mục Rôma được gọi là Giáo hoàng.
Giáo hoàng là cha tinh thần của toàn thể Kitô hữu.
Giáo hoàng là Chủ chăn và Thầy dạy của toàn thể Kitô hữu, bởi vì Chúa Kitô đã lập Thánh Phêrô là Chủ chăn của cả đàn chiên khi Người nói, “Hãy chăn dắt chiên của Ta.” Người cũng cầu nguyện rằng “lòng tin” của ông khỏi bị tiêu diệt, và ra lệnh cho ông hãy “củng cố” anh em mình. (Gioan 21:15-17; Luca 22:32)
Đức Giáo Hoàng là bất khả ngộ.
Khi tôi tuyên bố rằng Đức Giáo Hoàng là bất khả ngộ, tôi muốn nói là Đức Giáo Hoàng không thể sai lầm khi, với tư cách là Chủ chăn và Thầy dạy của toàn thể Kitô hữu, người định nghĩa một giáo lý liên quan đến tín lý hoặc luân lý để được tin giữ bởi toàn thể Hội Thánh.
Hội Thánh của Đức Kitô có bốn dấu hiệu mà chúng ta có thể biết: Duy nhất – Thánh thiện - Công giáo – Tông truyền.
Giáo Hội là Duy nhất bởi vì tất cả các tín hữu của Giáo Hội đồng lòng trong một Đức Tin, có cùng Hy tế và các Bí tích, và tất cả đều được hiệp nhất dưới một Thủ lãnh.
Giáo Hội là Thánh thiện bởi Giáo Hội giảng dạy một giáo lý thánh thiện, ban cho tất cả các phương tiện để trở nên thánh thiện, và được nhận biết bởi sự thánh thiện nổi bật của hàng ngàn con cái Giáo Hội.
Từ Công giáo có nghĩa là phổ quát.
Giáo hội là Công giáo hoặc Phổ quát bởi vì Giáo hội tồn tại ở mọi thời đại, dạy tất cả các dân, và là Con tàu Cứu độ duy nhất cho tất cả mọi người.
Giáo Hội là Tông truyền vì Giáo hội nắm giữ các giáo lý và truyền thống của các Thánh Tông Đồ, và bởi vì, qua sự kế vị không gián đoạn của các Chủ chăn, Giáo Hội có được Thánh chức và Sứ mệnh từ họ.
Giáo Hội không thể sai lầm trong những gì Giáo Hội giảng dạy về tín lý hoặc luân lý, vì Giáo Hội là hướng dẫn bất khả ngộ của chúng ta trong cả hai.
Tôi biết rằng Giáo Hội không thể sai trong những gì bà giảng dạy bởi vì Chúa Kitô đã hứa rằng quyền lực Tử thần sẽ không bao giờ thắng thế chống lại Giáo Hội của Người; rằng Chúa Thánh Thần sẽ giảng dạy cho Giáo Hội tất cả mọi điều; và chính Người sẽ ở với Giáo Hội mọi ngày, cho đến tận thế. (Mt. 16:18; Gioan 14:16-26; Mt. 28:20)
Bởi Các Thánh thông công, tôi muốn nói là tất cả các tín hữu của Giáo Hội, trên Trời, dưới đất, và trong luyện ngục, đều hiệp thông với nhau, vì là một thân xác trong Chúa Giêsu Kitô.
Những tín hữu trên thế gian trong hiệp thông với nhau bằng cách tuyên xưng cùng một đức tin, tuân theo cùng một thẩm quyền, và hỗ trợ lẫn nhau bằng những lời cầu nguyện và việc lành của họ.
Chúng ta hiệp thông với Các Thánh trên Trời bằng cách tôn vinh họ với như là các tín hữu vinh quang của Giáo Hội, và cũng bằng cách cầu nguyện cho họ, và bằng việc họ cầu nguyện cho chúng ta.
Chúng ta trong hiệp thông với các linh hồn nơi Luyện ngục bằng cách giúp đỡ họ qua những lời cầu nguyện và việc lành của chúng ta: “… thì quả là ý nghĩ lành thánh và đạo đức; do đó ông đã xin dâng lễ tế xá tội cho những người đã chết để họ được tha thứ tội lỗi.” (2 Mcb. 12:46)
Luyện Ngục là nơi linh hồn phải chịu đựng một thời gian sau khi chết vì tội lỗi của họ.
Đến Luyện Ngục là những linh hồn rời bỏ cuộc sống này trong tội nhẹ; hoặc chưa trả đầy đủ món nợ của hình phạt tạm vì những tội lỗi đã được tha thứ.
Hình phạt tạm là hình phạt sẽ có kết thúc, trong thế giới này, hoặc trong thế giới sắp tới.
Tôi chứng minh rằng có Luyện ngục từ giáo huấn liên tục của Giáo Hội; và giáo lý từ Kinh Thánh, tuyên bố rằng Thiên Chúa sẽ thưởng phạt ai nấy xứng đáng với việc họ làm; không gì ô uế sẽ lên Thiên Đàng; và một số người sẽ được cứu, “nhưng như thể băng qua lửa.” (Mt. 16:27; Kh. 21:27; 1 Cr. 3:15)
ĐIỀU THỨ MƯỜI
Điều thứ mười của Kinh tin kính là: “Tôi tin phép tha tội.”
Bởi “Tôi tin phép tha tội,” ý tôi là Chúa Kitô đã trao quyền năng tha thứ tội lỗi cho các linh mục của Hội Thánh Người. (Gioan 20:23)
Tội lỗi được tha thứ chủ yếu bởi Bí tích Rửa tội và Bí tích Giải tội.
Tội lỗi là một sự xúc phạm Thiên Chúa, bằng bất kỳ suy nghĩ, lời nói, hành động hoặc thiếu sót nào vi phạm luật Thiên Chúa.
Có hai loại tội lỗi, tội nguyên thủy và tội thật.
Tội nguyên thủy là tội lỗi và vết nhơ của tội lỗi mà chúng ta thừa kế từ ông Ađam, là ông tổ và thủ lãnh của toàn thể nhân loại.
Tội lỗi do Ađam phạm phải là tội bất tuân khi ông ăn trái cấm.
Toàn thể nhân loại đã mắc phải tội vạ và vết nhơ của tội nguyên thủy, ngoại trừ Đức Maria, người, thông qua công nghiệp của Con bà, đã được thụ thai mà không có một chút tội vạ hoặc vết nhơ của tội nguyên thủy nào.
Đặc ân này của Đức Maria được gọi là tín điều Đức mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
Tội thật là mọi tội lỗi mà chính chúng ta phạm phải.
Tội thật được chia thành tội trọng và tội nhẹ.
Tội trọng là một sự xúc phạm nghiêm trọng đến Thiên Chúa.
Nó được gọi là tội trọng bởi vì nó giết chết linh hồn và xứng đáng với Hoả ngục.
Tội trọng giết chết linh hồn bằng cách tước đi ân sủng thánh hóa, mà là sự sống siêu nhiên của linh hồn.
Rơi vào tội trọng là điều tồi tệ nhất trong tất cả các điều ác.
Những người chết trong tội trọng sẽ sa Hoả ngục vĩnh viễn.
Tội nhẹ là một hành vi phạm tội không giết chết linh hồn, nhưng làm phật lòng Thiên Chúa, và thường dẫn đến tội trọng.
Nó được gọi là tội nhẹ bởi vì nó dễ dàng được tha thứ hơn tội trọng.
ĐIỀU THỨ MƯỜI MỘT
Điều thứ mười một của Kinh tin kính là: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.”
Bởi “xác loài người ngày sau sống lại,” ý tôi là tất cả chúng ta sẽ sống lại với cùng một thể xác vào ngày phán xét.
ĐIỀU THỨ MƯỜI HAI
Điều thứ mười hai của Kinh tin kính là: “Tôi tin hằng sống vậy.”
“Hằng sống” có nghĩa là người tốt sẽ sống đời đời trong vinh quang và hạnh phúc của Thiên Đàng.
Vinh quang và hạnh phúc của Thiên Đàng là được nhìn thấy, yêu mến, và vui hưởng Thiên Chúa mãi mãi.
Kinh Thánh nói về hạnh phúc của Thiên Đàng, “Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người.” (1 Cr. 2:9)
Kẻ tà ác cũng sẽ sống nhưng bị trừng phạt đời đời trong ngọn lửa Hoả ngục.
ĐỨC CẬY
Chương III
Chỉ bằng đức tin sẽ không thể cứu chúng ta nếu không có những việc làm tốt; chúng ta cũng phải có Đức Cậy và Đức Mến.
Đức Cậy là một ân sủng thiêng liêng của Thiên Chúa, qua đó chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta sự sống đời đời và tất cả các phương tiện cần thiết để đạt được điều đó, nếu chúng ta làm những gì Người đòi hỏi ở chúng ta.
Chúng ta phải cậy nơi Thiên Chúa bởi vì Người trọn tốt trọn lành, phép tắc vô cùng, và trung tín với những lời Người hứa.
Chúng ta không thể làm việc lành bởi chính ta để hướng đến ơn cứu độ; chúng ta cần sự giúp đỡ từ ân sủng của Thiên Chúa.
Ân sủng là một ơn siêu nhiên từ Thiên Chúa, được ban cho chúng ta một cách hào phóng vì sự thánh hóa và ơn cứu độ của chúng ta.
Chúng ta lãnh nhận được ân sủng của Thiên Chúa chủ yếu bằng việc cầu nguyện và các Bí tích.
CẦU NGUYỆN
Cầu nguyện là việc nâng lòng trí hướng đến Thiên Chúa.
Chúng ta nâng lòng trí của bản thân đến Thiên Chúa bằng cách nghĩ về Thiên Chúa; bằng cách yêu mến, khen ngợi, và cảm tạ Người; và bằng cách cầu xin Người tất cả các ơn lành cho linh hồn và thể xác.
Những người, khi cầu nguyện, không nghĩ về Thiên Chúa cũng như những gì họ nói, không cầu nguyện tốt; nhưng họ xúc phạm Thiên Chúa, nếu sự xao lãng của họ là cố ý.
Lời cầu nguyện tốt nhất trong tất cả các lời cầu nguyện là “Kinh Lạy Cha.”
Chính Chúa Giêsu Kitô đã lập Kinh Lạy Cha.
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.
Trong Kinh Lạy Cha, Thiên Chúa được gọi là “Cha chúng con.”
Thiên Chúa được gọi là “Cha chúng con” bởi Người là Cha của tất cả các Kitô hữu, những ai Người đã cho quyền nghĩa tử qua phép Rửa tội.
Thiên Chúa cũng là Cha của toàn nhân loại bởi vì Người đã tạo ra tất cả, và yêu thương và bảo tồn tất cả chúng ta.
Chúng ta nói “Cha chúng con,” và không phải Cha “con,” bởi vì tất cả đều là anh em, chúng ta phải cầu nguyện không chỉ cho chính mình, mà còn cho tất cả những người khác.
Khi nói, “chúng con nguyện danh Cha cả sáng,” chúng ta cầu nguyện rằng Thiên Chúa có thể được biết đến, yêu thương và phục vụ bởi tất cả thụ tạo của Người.
Khi nói, “nước Cha trị đến,” chúng ta cầu nguyện rằng Thiên Chúa có thể đến và trị vì trong lòng tất cả mọi người bởi ân sủng của Người trong thế giới này, và mang tất cả chúng ta đến Nước Trời mai sau.
Khi nói, “ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời,” chúng ta cầu nguyện rằng Thiên Chúa có thể cho phép chúng ta, bởi ân sủng của Người, thực hiện ý muốn của Người trong mọi sự mọi việc, như các vị Thánh trên Thiên Đàng.
Khi nói, “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày,” chúng ta cầu nguyện rằng Thiên Chúa có thể ban cho chúng ta hàng ngày tất cả những gì cần thiết cho linh hồn và thể xác.
Khi nói, “tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con,” chúng ta cầu nguyện rằng Thiên Chúa có thể tha thứ tội lỗi của chúng ta, như chúng ta tha thứ kẻ khác những thương tích họ gây nên cho chúng ta.
Khi nói, “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,” chúng ta cầu nguyện rằng Thiên Chúa có thể ban cho chúng ta ân sủng để không nhượng bộ cám dỗ.
Khi nói, “cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ,” chúng ta cầu nguyện rằng Thiên Chúa có thể giải thoát chúng ta khỏi mọi điều ác, cả linh hồn và thể xác.
Chúng ta nên cầu khẩn các Thiên Thần và các Thánh cầu nguyện cho chúng ta, bởi vì họ là bạn bè và anh em của chúng ta, và bởi vì những lời cầu nguyện của họ có quyền năng lớn lao với Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cho thấy rằng các Thiên Thần và các Thánh biết những gì xảy ra trên thế gian từ những lời của Chúa Kitô: “Vui mừng ắt ran lên giữa các thiên thần của Thiên Chúa vì một người tội lỗi hối cải.” (Luca 15:10)
Lời cầu nguyện chính cho Đức Bà mà Giáo Hội sử dụng là Kinh Kính Mừng.
Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. Amen.
Thiên thần Gabriel và bà Thánh Isavê, được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần, đã lập phần đầu tiên của Kinh Kính Mừng.
Hội Thánh của Thiên Chúa, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, đã lập phần thứ hai của Kinh Kính Mừng.
Chúng ta nên thường xuyên đọc Kinh Kính Mừng để nhắc nhở chúng ta về mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Con; và để tôn vinh Đức Mẹ Diễm Phúc của chúng ta, Đức Mẹ Chúa Trời.
Chúng ta có một lý do khác để thường đọc Kinh Kính Mừng - cầu xin Đức Bà cầu nguyện cho chúng ta là kẻ có tội mọi lúc, nhưng đặc biệt là vào lúc ta lâm tử.
Giáo hội Công giáo thể hiện sự sùng kính lớn đối với Đức Maria bởi vì bà là Đức Mẹ vô nhiễm của Thiên Chúa.
Đức Maria là Mẹ của Thiên Chúa bởi vì Chúa Giêsu Kitô, con bà, đấng được sinh ra từ bà như con người, không chỉ là con người, mà còn thực sự là Thiên Chúa.
Đức Maria cũng là Mẹ của chúng ta bởi vì, là anh em của Chúa Giêsu, chúng ta là con của Mẹ Maria.
ĐỨC MẾN
Chương IV
Các Điều Răn của Thiên Chúa
Đức mến là một ơn siêu nhiên từ Thiên Chúa mà qua đó chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên tất cả mọi sự, và yêu láng giềng của chúng ta như chính chúng ta vì Thiên Chúa.
Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa bởi vì Người vô cùng tốt lành trong chính Người và vô cùng tốt lành với chúng ta.
Chúng ta cho thấy rằng ta yêu mến Thiên Chúa bằng cách tuân giữ các điều răn của Người: vì Chúa Kitô nói: “Nếu các ngươi yêu mến Ta, các ngươi sẽ giữ các lệnh truyền của Ta.” (Gioan 14:15).
Có mười Điều Răn.
Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ.
Thứ nhất: Ngươi sẽ không có những thần nào khác trước nhan Ta. Ngươi sẽ không tạc tượng thần, tạc hình vật gì nơi trời bên trên trên hay nơi đất bên dưới, hay trong nước bên dưới đất. Ngươi sẽ không thờ lạy chúng và phụng sự chúng.
Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật.
Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ.
Thứ năm: Chớ giết người.
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục.
Thứ bảy: Chớ lấy của người.
Thứ tám: Chớ làm chứng dối.
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người.
Thứ mười: Chớ tham của người.
Thiên Chúa đã ban mười Điều Răn cho Tổ phụ Môsê trong Luật Cũ, và Chúa Kitô đã xác nhận các điều răn này trong Luật Mới.
Điều răn đầu tiên là, “Ngươi sẽ không có những thần nào khác trước nhan Ta. Ngươi sẽ không tạc tượng thần, tạc hình vật gì nơi trời bên trên trên hay nơi đất bên dưới, hay trong nước bên dưới đất. Ngươi sẽ không thờ lạy chúng và phụng sự chúng.”
Theo Điều Răn thứ nhất, chúng ta được truyền lệnh phải thờ phượng Thiên Chúa duy nhất, chân thật, và hằng sống, bởi Đức Tin, Cậy, Mến, và Đức Thờ Phượng.
Những tội lỗi chống lại Đức Tin là tất cả những tôn giáo giả dối, sự nghi ngờ cố ý, sự hoài nghi, hoặc từ chối bất kỳ tín điều nào, và cũng là sự thiếu hiểu biết do tội mình đối với các giáo lý của Giáo Hội.
Chúng ta khiến bản thân lâm nguy cơ mất Đức tin bằng cách bỏ bê nhiệm vụ thiêng liêng của mình, đọc những cuốn sách xấu, đến các trường không Công giáo và tham gia vào các nghi lễ hoặc cầu nguyện của một tôn giáo giả dối.
Những tội lỗi chống lại Đức cậy là sự tuyệt vọng và tự phụ.
Tội lỗi chính chống lại Đức Thờ Phượng là thờ phượng tà thần hoặc ngẫu tượng, và việc ban cho bất kỳ sinh vật nào danh dự chỉ thuộc về Thiên Chúa.
Điều răn thứ nhất không cấm việc làm các ảnh các tượng, mà là việc tạo ra các ngẫu tượng; tức là, điều răn này cấm chúng ta làm các ảnh tượng để được sùng bái và tôn vinh như thần thánh.
Điều răn thứ nhất cấm tất cả mọi người giao dịch với quỷ dữ và các thực hành mê tín dị đoan, chẳng hạn như thỉnh vấn bà đồng và thầy bói, tin tưởng vào bùa ngải, điềm báo, chiêm bao và những thứ ngu ngốc như vậy.
Tất cả các tội phạm thánh và mại thánh cũng bị cấm bởi Điều răn thứ nhất.
Ta bị cấm vinh danh hay kính bái các Thiên Thần và các Thánh như Thiên Chúa, vì điều này chỉ thuộc về Thiên Chúa.
Chúng ta nên vinh danh hoặc kính bái các Thiên Thần và các Thánh cách kém hơn, vì điều này là do họ là tôi tớ và bạn bè đặc biệt của Thiên Chúa.
Chúng ta nên ban cho các thánh tích, thánh giá và hình, tượng thánh là một vinh dự tương đối, vì chúng liên quan đến Chúa Kitô và các Thánh của Người, và là những vật tưởng niệm về họ
Chúng ta không cầu nguyện cho thánh tích hoặc hình, tượng, vì chúng không thể nhìn thấy, cũng không nghe thấy, cũng không giúp được chúng ta.
II
Điều răn thứ hai là, “Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.”
Theo Điều Răn thứ hai, chúng ta được truyền lệnh phải nói với sự tôn kính về Thiên Chúa và tất cả những vị thánh mọi sự việc thánh, và giữ lời thề hợp pháp của chúng ta.
Điều răn thứ hai cấm tất cả những lời thề dối, cẩu thả, không thoả đáng và không cần thiết; cũng như những lời phạm thánh, nói tục, chửi thề.
Việc thề, hoặc tuyên thệ là hợp pháp, chỉ khi danh dự của Thiên Chúa, hoặc của chính chúng ta, hoặc lợi ích của láng giềng chúng ta đòi hỏi điều đó.
III
Điều răn thứ ba là: “Giữ ngày Chúa Nhật.”
Theo Điều Răn thứ ba, chúng ta được truyền lệnh phải giữ ngày Chúa Nhật là ngày thánh.
Chúng ta phải giữ ngày Chúa Nhật là ngày thánh bằng cách dự Thánh lễ và nghỉ các việc xác (việc lao lực thân xác).
Chúng ta được truyền lệnh phải nghỉ các việc xác để ta có thời gian và cơ hội cầu nguyện, dự Thánh lễ, chịu chỉ dẫn, và đọc những cuốn sách bổ ích.
IV
Điều răn thứ tư là: “Thảo kính cha mẹ.”
Theo Điều Răn thứ tư, chúng ta được truyền lệnh phải yêu thương, tôn kính, và vâng lời cha mẹ mình trong tất cả những gì không phải là tội lỗi.
Chúng ta được truyền lệnh phải vâng lời, không chỉ cha mẹ chúng ta, mà cả các giám mục và linh mục của chúng ta, các cơ quan dân sự, và cấp trên hợp pháp của chúng ta.
Chúng ta buộc phải hỗ trợ cha mẹ mình trong những điều họ muốn, cả phần linh hồn lẫn phần thế tục.
Chúng ta bị ràng buộc bởi đức công chính trong đóng góp hỗ trợ các linh mục của chúng ta; vì Thánh Phaolô nói: “Chúa đã truyền rằng những kẻ rao giảng Tin mừng cũng được sống nhờ Tin mừng.” (1 Cr. 9:14)
Trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái của họ là chu toàn cho chúng, hướng dẫn và sửa chữa chúng, và cấp cho chúng một nền giáo dục Công giáo tốt.
Nhiệm vụ của các thầy, cô và bề trên khác là chăm sóc đúng đắn những người họ chịu trách nhiệm, và cho phép chúng thực hành nhiệm vụ tôn giáo của chúng.
Điều răn thứ tư nghiêm cấm tất cả sự khinh miệt, bướng bỉnh và bất tuân đối với cha mẹ và bề trên hợp pháp của chúng ta.
Thật tội lỗi khi thuộc về bất kỳ Hội Kín nào âm mưu chống lại Giáo hội hoặc Nhà nước, hoặc cho bất kỳ Tổ chức nào mà vì lý do bí mật của nó bị Giáo hội lên án; vì Thánh Phaolô nói, “Ðối với quyền chức hiện dịch, mọi người phải biết phục tùng. Vì không quyền bính nào mà lại không do tự Thiên Chúa, và những quyền chức hiện hữu đã do Thiên Chúa thiết định. Cho nên ai chống lại quyền bính là đối địch với điều Thiên Chúa qui định. Và những kẻ đối địch sẽ chuốc lấy án phạt cho mình.” (Rm 13:1,2)
V
Điều răn thứ năm là: “Chớ giết người.”
Điều răn thứ năm nghiêm cấm tất cả những việc giết người, đánh nhau, cãi vã và gây thương tích cố ý; và cả tai tiếng và ví dụ xấu.
Điều răn thứ năm cấm sự giận dữ, và hơn thế, thù hận và trả thù.
Tai tiếng và ví dụ xấu bị cấm bởi Điều Răn thứ năm, bởi vì chúng dẫn đến thương tích và cái chết thiêng liêng của linh hồn láng giềng của chúng ta.
VI
Điều răn thứ sáu là: “Chớ làm sự dâm dục.”
Điều răn thứ sáu cấm tất cả các tội tà dâm với vợ hoặc chồng của người khác.
Điều răn thứ sáu cấm bất cứ điều gì trái với đức khiết tịnh trong ngoại hình, lời nói hoặc hành động.
Các vở kịch và điệu nhảy khiếm nhã bị cấm bởi Điều Răn thứ sáu, và thật tội lỗi khi xem chúng.
Điều Răn thứ sáu cấm những bài hát, sách vở và hình ảnh khiếm nhã, bởi vì chúng nguy hiểm nhất đối với linh hồn, và dẫn đến tội trọng.
VII
Điều răn thứ bảy là: “Chớ lấy của người.”
Điều răn thứ bảy cấm tất cả mọi người lấy đi một cách bất công; hoặc giữ những gì thuộc về người khác.
Tất cả các cách gian lận trong việc mua bán đều bị cấm bởi Điều Răn thứ bảy, và cũng như tất cả mọi cách gây thiệt hại cho láng giềng của chúng ta.
Chúng ta buộc phải hồi phục tài sản bất tường nếu chúng ta có thể, nếu không tội lỗi sẽ không được tha thứ; chúng ta cũng phải trả các khoản nợ của mình.
Tôi tớ lãng phí thời gian hoặc tài sản của chủ họ thật là bất lương, bởi vì họ đang lãng phí những gì không phải của họ.
VIII
Điều răn thứ tám là: “Chớ làm chứng dối.”
Điều Răn thứ tám cấm tất cả các chứng ngôn giả dối, phán xét cẩu thả, và những lời nói dối.
Vu khống và gièm pha đều bị cấm bởi Điều Răn thứ tám, và cả việc ngồi lê đôi mách, và bất cứ lời nào làm tổn thương danh dự của láng giềng chúng ta.
Nếu tôi đã làm tổn thương láng giềng của tôi bởi việc nói xấu, tôi bị ràng buộc phải làm cho anh ta hài lòng bằng cách khôi phục thanh danh của anh ta càng xa càng tốt.
IX
Điều răn thứ chín là: “Chớ muốn vợ chồng người.”
Điều răn thứ chín cấm tất cả sự đồng thuận cố ý đối với những ý nghĩ và ước muốn không trong sáng, và tất cả niềm vui cố ý trong những chuyển động không đúng đắn của xác thịt.
Những tội lỗi thường dẫn đến việc phá vỡ Điều Răn thứ sáu và thứ chín là háu ăn, say rượu, thiếu tiết chế, nhàn rỗi, bầu bạn xấu, và bỏ bê việc cầu nguyện.
X
Điều răn thứ mười là: “Chớ tham của người.”
Điều răn thứ mười cấm tất cả những ý nghĩ ghen tị và tham lam và những ham muốn bất công đối với hàng hóa và lợi nhuận của láng giềng chúng ta.
Chương V
CÁC GIÁO LỆNH CỦA GIÁO HỘI
Chúng ta buộc phải tuân theo Giáo Hội, bởi vì Chúa Kitô đã nói với các mục sư của Giáo Hội: “Ai nghe các ngươi là nghe Ta, và ai thảy bỏ các ngươi là thảy bỏ Ta.” (Luca 10:16)
Các Điều Răn chính của Hội Thánh là:
Điều răn thứ nhất của Hội Thánh là “Dự Thánh lễ và kiêng việc xác ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc.
Những ngày Lễ buộc được tuân giữ ở Anh và xứ Wales là: Lễ Giáng Sinh, Lễ Hiển Linh, Lễ Thăng Thiên, Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Lễ Kính Thánh Phêrô và Phaolô, Lễ Đức Bà Hồn Xác Lên Trời, và Lễ Toàn Thánh.
[231b. Những ngày Lễ buộc nào được tuân giữ ở Việt Nam?
Những ngày Lễ buộc được tuân giữ ở Việt Nam là: Lễ Thăng Thiên, Lễ Đức Bà Hồn Xác Lên Trời, Lễ Toàn Thánh và Lễ Giáng Sinh.]
Bỏ bê việc dự Thánh lễ Chúa Nhật và Lễ Buộc thật là một tội trọng.
Cha mẹ, thầy và cô bị ràng buộc phải chu toàn cho những ai họ trông nom được dự Thánh Lễ vào Chúa Nhật và Lễ Buộc.
Điều răn thứ hai của Hội Thánh là “Kiêng thịt và giữ chay những ngày Hội Thánh buộc.”
Ngày giữ chay là những ngày mà chúng ta chỉ được phép dùng một bữa ăn trọn vẹn.
Những ngày giữ chay là Thứ tư Lễ tro và Thứ sáu Tuần thánh.
Những ngày kiêng thịt là những ngày mà chúng ta bị cấm dùng thịt.
Những ngày kiêng thịt ở Anh và xứ Wales [cũng như ở Việt Nam] là Thứ tư Lễ tro và Thứ sáu Tuần thánh.
Giáo Hội truyền lệnh cho chúng ta giữ chay và kiêng thịt để chúng ta có thể hãm dẹp xác thịt và bồi hoàn Thiên Chúa vì tội lỗi của chúng ta.
Điều răn thứ ba của Hội Thánh là “Xưng tội trong một năm ít nhất là một lần.”
Trẻ em bị buộc phải xưng tội ngay khi có khả năng sử dụng lý trí, và có khả năng phạm tội trọng.
Trẻ em thường được cho là sử dụng lý trí khi đến khoảng bảy tuổi.
Điều răn thứ tư của Hội Thánh là “Chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong mùa Phục Sinh.”
Kitô hữu bị buộc chịu Mình Thánh ngay khi họ đến tuổi có khả năng phân biệt thân thể Chúa Kitô với bánh thông thường, và được cho là được hướng dẫn đầy đủ.
Điều răn thứ năm của Hội Thánh là “Đóng góp theo khả năng cho nhu cầu vật chất của Hội Thánh.”
Ta có nghĩa vụ phải đóng góp hỗ trợ cho tôn giáo theo khả năng của chúng ta, để Thiên Chúa có thể được tôn vinh và thờ phượng cách thích đáng, và vương quốc của Hội Thánh Người được mở rộng.
Điều răn thứ sáu của Hội Thánh là, “Không kết hôn trong mức độ cận huyết nhất định, cũng không tổ chức đám cưới long trọng vào những thời gian cấm.”
Những thời điểm cấm tổ chức đám cưới long trọng mà không có đặc phép là từ Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng cho đến sau Ngày Giáng sinh, và từ Thứ tư Lễ tro cho đến sau Chúa Nhật Phục sinh.
CÁC BÍ TÍCH
Chương VI
Bí tích là một dấu hiệu bên ngoài của ân sủng bên trong, do Chúa Giêsu Kitô quy định, qua đó ân sủng được ban cho linh hồn chúng ta.
Bí tích luôn ban ân sủng cho những ai tiếp nhận chúng một cách xứng đáng.
Bí tích có quyền năng ban ân sùng từ công nghiệp của Máu Thánh của Chúa Kitô áp dụng lên linh hồn chúng ta.
Chúng ta nên có một ước muốn to lớn được lãnh nhận các Bí tích, bởi chúng là phương tiện chính cho ơn cứu độ của chúng ta.
Một ấn tích được ban cho linh hồn bởi Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Truyền chức Thánh.
Ấn tích là một dấu hiệu hoặc dấu ấn trên linh hồn không thể xoá bỏ, và do đó Bí tích trao điều đó không thể được lặp lại.
Có bảy Bí tích: Rửa tội, Thêm sức, Thánh Thể, Giải tội, Xức dầu Cuối cùng, Truyền chức Thánh, và Hôn Phối.
I
Phép Rửa tội là một Bí tích thanh tẩy chúng ta khỏi tội nguyên thủy, làm cho chúng ta trở thành Kitô hữu, con Thiên Chúa, và phần tử của Giáo Hội.
Phép Rửa tội cũng tha thứ cho những tội thật, với tất cả các hình phạt do chúng, khi được lãnh nhận cách đúng đắn bởi những người đã phạm tội thật.
Thừa tác viên thông thường cho phép Rửa tội là một linh mục; nhưng bất cứ ai cũng có thể rửa tội trong trường hợp cần thiết, khi một linh mục không thể có mặt.
Phép Rửa tội được ban cho bằng cách đổ nước lên đầu đứa trẻ, đồng thời nói những lời này: “(Cha) rửa (con) nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần.”
Chúng ta hứa trong phép Rửa tội sẽ từ bỏ Quỷ dữ và tất cả các công việc và phù hoa của hắn ta.
Phép Rửa tội là cần thiết cho ơn cứu độ, bởi vì Chúa Kitô đã nói: “Ai không sinh ra bởi Nước và Thần khí, thì không thể vào được Nước Thiên Chúa.” (Gioan 3:5)
II
Thêm sức là một Bí tích mà qua đó chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần, làm cho chúng ta thành những Kitô hữu và chiến binh mạnh mẽ và hoàn hảo của Chúa Giêsu Kitô.
Thừa tác viên thông thường cho Bí tích Thêm sức là một Giám mục.
Đức Giám mục thực hiện Bí tích Thêm sức bằng cách cầu nguyện rằng Chúa Thánh Thần sẽ hiện xuống trong những ai sẽ được thêm sức; và bằng cách đặt tay lên họ, và làm Dấu Thánh Giá với dầu thánh trên trán của họ, đồng thời đọc một số từ nhất định.
Kinh được sử dụng trong Bí tích Thêm sức là: “Cha ghi Dấu Thánh Giá cho con, và cha thêm sức con bằng dầu cứu độ. Nhân Danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen.”
III
Bí tích Thánh Thể là Mình và Máu thật của Chúa Giêsu Kitô, cùng với Linh Hồn và Thần Tính của Người, dưới hình dạng của bánh và rượu lễ.
Bánh và rượu lễ biến đổi thành Mình và Máu của Chúa Kitô bởi quyền năng của Thiên Chúa, là đấng mà không gì là không thể hay khó khăn.
Bánh và rượu lễ biến đổi thành Mình và Máu của Chúa Kitô khi những lời dâng hiến, do Chúa Giêsu Kitô quy định, được linh mục đọc trong Thánh Lễ.
Chúa Kitô đã ban chính Người cho chúng ta trong Thánh Thể để Mình Thánh Người trở thành sự sống và của ăn cho linh hồn chúng ta. “Kẻ ăn Ta cũng vậy, nó sẽ sống nhờ Ta”; “Kẻ ăn bánh này sẽ sống đời đời.”(Gioan 6:58, 59)
Chúa Kitô được nhận đầy đủ trọn vẹn chỉ dưới bất kỳ một loại hình nào.
Để lãnh nhận thánh Bí tích cách xứng đáng, chúng ta phải ở trong tình trạng ân sủng và giữ luật chay đã định; việc uống nước không vi phạm luật chay.
Được ở trong trạng thái ân sủng là được thoát khỏi tội trọng, và làm hài lòng Thiên Chúa.
Thật là một tội to lớn nếu rước Thánh Thể trong tội trọng; “Vì kẻ ăn và uống cách bất xứng, tức là ăn và uống án phạt cho mình.” (1 Cr 11:29)
Thánh Thể không chỉ là một Bí tích; nó cũng là một hy tế.
Hy tế là việc dâng hiến một vật hy sinh bởi một linh mục lên Thiên Chúa, là chứng ngôn rằng Người là Đức Chúa tối cao của tất cả mọi sự.
Hy tế của Luật mới là Thánh lễ.
Thánh lễ là Hy tế của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô, thực sự hiện diện trên bàn thờ dưới hình dạng của bánh và rượu lễ, và dâng lên Thiên Chúa cho kẻ sống và kẻ chết.
Thánh lễ cùng là một Hy tế với Hy tế Thập giá, cũng như Chúa Kitô, vị đã dâng chính Người, một vật hy sinh đổ máu, trên Thập giá cho Chúa Cha của Người, tiếp tục dâng chính Mình cách không đổ máu trên bàn thờ, thông qua sứ vụ của các linh mục Người.
Hy tế Thánh Lễ được dâng lên nhằm bốn mục đích: thứ nhất, dâng danh dự và vinh quang tối cao lên Thiên Chúa; thứ hai, cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả ân huệ của Người; thứ ba, bồi hoàn Thiên Chúa vì tội lỗi của chúng ta và có được ân sủng hối cải; và thứ tư, để có được tất cả các ân sủng và ơn lành khác qua Chúa Giêsu Kitô.
Thánh lễ cũng là tưởng niệm về cuộc Thương khó và Tử nạn của Chúa chúng ta, vì Chúa Kitô trong bữa ăn cuối cùng của Người đã nói: “hãy làm sự này mà nhớ đến Ta.” (Luca 22:19)
IV
Giải tội là một Bí tích, qua đó các tội lỗi, cho dù là tội trọng hay tội nhẹ, mà chúng ta đã phạm phải sau khi chịu phép Rửa tội được tha thứ.
Bí tích Giải tội làm tăng ân sủng của Thiên Chúa trong linh hồn, bên cạnh việc thứ tha tội lỗi; do đó, chúng ta nên thường xuyên đi xưng tội.
Chúa chúng ta đã lập Bí tích Giải tội khi Người thổi hơi vào các Thánh Tông Đồ và ban cho họ quyền năng thứ tha tội lỗi, nói rằng: “Các ngươi tha tội cho ai, thì tội họ được tha; các ngươi cầm giữ tội ai, thì tội họ bị cầm giữ.” (Gioan 20:23)
Linh mục tha tội bằng quyền năng của Thiên Chúa, khi ông đọc công thức tha tội.
Công thức tha tội là: “Cha tha tội cho con nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần.”
Ba điều kiện để được tha thứ được yêu cầu từ người xưng tội - Ăn năn tội, Xưng tội và Đền tội.
Sự ăn năn là việc thành tâm đau buồn vì tội lỗi của chúng ta, bởi vì qua chúng, chúng ta đã xúc phạm một Thiên Chúa rất tốt, cùng với một quyết tâm sửa đổi vững chắc.
Quyết tâm sửa đổi vững chắc là một giải pháp để tránh, bằng ân sủng Thiên Chúa, không chỉ tội lỗi, mà còn là những dịp nguy hiểm dẫn đến tội lỗi.
Chúng ta có thể thành tâm đau buồn vì tội lỗi của bản thân bằng cách tha thiết cầu nguyện cho điều đó, và bằng cách suy ngẫm những việc có thể dẫn chúng ta đến điều đó.
Những cân nhắc sau về Thiên Chúa sẽ dẫn ta đến sự đau buồn cho tội lỗi của chúng ta: rằng bởi tội lỗi của chúng ta, chúng ta đã xúc phạm Thiên Chúa, là Đấng vô cùng tốt lành trong chính Người và vô cùng tốt lành với chúng ta.
Những cân nhắc sau về Đấng Cứu độ sẽ dẫn ta đến sự đau buồn cho tội lỗi của chúng ta: rằng Đấng Cứu độ của chúng ta đã chết vì tội lỗi của chúng ta, và những người phạm tội trọng, “Vì họ đã tự tay đóng đinh Con Thiên Chúa vào thập giá một lần nữa và đã công khai sỉ nhục Người.” (Dt. 6:6)
Nỗi buồn cho tội lỗi của chúng ta, bởi vì qua chúng, chúng ta đánh mất thiên đàng và xứng đáng với Hoả ngục, là đủ khi chúng ta đi xưng tội.
Ăn năng tội cách trọn là nỗi buồn phiền cho những tội lỗi phát sinh hoàn toàn từ tình yêu Thiên Chúa.
Ăn năng tội cách trọn có điều đặc biệt này: rằng bằng cách đó, tội lỗi của chúng ta được tha thứ ngay lập tức, ngay cả trước khi chúng ta xưng tội; tuy nhiên, nếu đó là tội trọng, chúng ta chắc chắn bị ràng buộc phải thú nhận chúng sau đó.
Xưng tội là việc cáo buộc chúng ta với một linh mục được Đức Giám mục chấp thuận.
Nếu một người cố tình che giấu một tội trọng khi xưng tội, kẻ đó mắc tội phạm thánh nặng nề, bằng cách nói dối Chúa Thánh Thần qua việc xưng tội tệ hại.
Chúng ta có bốn điều cần làm để chuẩn bị xưng tội: thứ nhất, chúng ta phải chân thành cầu nguyện ân sủng để xưng tội tốt; thứ hai, chúng ta phải soi xét cẩn thận lương tâm của bản thân; thứ ba, chúng ta phải dành thời gian và sự quan tâm để thực hiện một hành động ăn năn tốt; và thứ tư, chúng ta phải giải quyết bằng sự giúp đỡ của Thiên Chúa để từ bỏ tội lỗi, và bắt đầu một cuộc sống mới cho tương lai.
Đền tội là việc thực hiện án phạt do vị linh mục ban cho chúng ta.
Hình phạt của vị linh mục không phải luôn hoàn toàn đền tội cho tội lỗi của chúng ta. Do đó, chúng ta nên thêm vào điều đó bằng những việc làm tốt và hình phạt khác, và cố gắng đạt được Ân xá.
Ân xá là một ơn tha thứ, được Giáo hội ban, cho hình phạt tạm vẫn còn sau khi tội lỗi đã được tha.
V
Bí tích là việc xức dầu thánh cho người bệnh, kèm theo lời cầu nguyện.
Bí tích xức dầu bệnh nhân được ban cho khi chúng ta có nguy cơ tử vong do bệnh tật.
Hiệu quả của Bí tích xức dầu bệnh nhân là an ủi và củng cố linh hồn, tha thứ tội lỗi, và thậm chí là phục hồi sức khỏe, nếu Thiên Chúa cho rằng điều đó phù hợp.
Thẩm quyền trong Kinh Thánh về Bí tích xức dầu bệnh nhân nằm trong chương 5 Giacôbê, nơi ta đọc: “Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến, họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh, người ấy đã được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha.” (Giacôbê 5:14,15)
VI
Bí tích truyền chức thánh là bí tích mà qua đó các giám mục, linh mục và các nhân viên thánh chức khác của Giáo Hội được truyền chức, và nhận được quyền năng và ân sủng để thực hiện các bổn phận thiêng liêng của họ.
VII
Hôn phối là một bí tích làm thánh hoá đính ước hôn nhân Kitô giáo, và ban một ân sủng đặc biệt cho những ai nhận điều đó cách xứng đáng.
Bí tích Hôn phối ban cho những người nhận cách xứng đáng một ân sủng đặc biệt, cho phép họ chịu đựng những khó khăn trong trạng thái sống của họ, yêu thương và chung thuỷ với nhau, và nuôi dạy con cái trong lòng kính sợ Thiên Chúa.
Kết hôn trong tội trọng, hay bất tuân giáo luật của Giáo Hội, là phạm thánh, và, thay vì được giáng phúc, các bên có tội tự chuốc lấy cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.
“Hôn phối hỗn hợp” là cuộc hôn nhân giữa một người Công giáo và một người, mặc dù chịu phép rửa, không tuyên xưng đức tin Công giáo.
Giáo Hội không khuyến khích hôn phối hỗn hợp và xem chúng là nguy hiểm.
Giáo Hội đôi khi cho phép hôn phối hỗn hợp bằng cách ban cho ơn đặc miễn, và dưới những điều kiện đặc biệt.
Không có quyền năng con người nào có thể làm phân huỷ dây hôn phối, bởi vì Chúa Kitô đã nói, “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mt. 19:6)
Chương VII
VỀ NHÂN ĐỨC VÀ TỘI ÁC
Các nhân đức đối thần là Đức tin, Đức cậy và Đức mến. (1 Cr. 13:13)
Chúng được gọi là Nhân đức Đối thần bởi vì chúng trực tiếp kết nối với Thiên Chúa.
Những mầu nhiệm chính của Đức tin mà mọi Kitô hữu chắc chắn phải biết là tính Nhất trí và Ba ngôi của Thiên Chúa, là Đấng sẽ hoàn trả cho mọi người tùy theo công việc của bản thân, và sự Nhập Thể, Chết, và Phục Sinh của Đấng Cứu Độ của chúng ta.
Các Nhân đức Chủ yếu là “khôn ngoan, công bằng, dũng cảm, tiết độ.” (Kn. 8:7)
Chúng được gọi là Nhân đức Chủ yếu bởi vì chúng là nguyên tắc trung tâm cho tất cả các nhân đức luân lý khác.
Bảy ơn của Chúa Thánh Thần là:
Mười hai hoa quả của Chúa Thánh Thần là:
Hai điều răn lớn của Đức mến là:
Thương xác bảy mối là:
Thương linh hồn bảy mối là:
Tám Mối phúc là:
Bảy mối tội đầu và nhân đức đối nghịch của chúng là:
Cải tội bảy mối có bảy đức:
Chúng được gọi là các mối tội đầu vì chúng là căn nguyên của tất cả các tội lỗi khác.
Sáu tội phạm đến Chúa Thánh Thần là:
Bốn tội kêu lên tới Trời để trả thù là:
Chúng ta phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của người khác bất cứ khi nào chúng ta gây ra chúng, hoặc thông phần trong chúng, vì lỗi của chính chúng ta.
Chúng ta có thể gây ra hoặc thông phần tội lỗi của người khác theo chín cách:
Ba việc lành phúc đức là cầu nguyện, ăn chay, và bố thí.
Các lời khuyên Phúc Âm là Khó nghèo tự nguyện, Trinh khiết vĩnh viễn và Vâng phục trọn vẹn.
Bốn sự sau hết phải luôn được ghi nhớ là Sự chết, Sự phán xét, Thiên đàng và Hoả ngục. (Gv. 7)
Chương VIII
QUY TẮC SỐNG CỦA KITÔ HỮU
Nếu chúng ta mong ước được cứu độ, chúng ta phải tuân theo quy tắc sống do Chúa Giêsu Kitô giảng dạy.
Bởi quy tắc sống do Chúa Giêsu Kitô giảng dạy, chúng ta bị ràng buộc luôn luôn ghét tội lỗi và yêu mến Thiên Chúa.
Chúng ta phải ghét tội lỗi hơn tất cả các sự dữ khác, để được quyết tâm không bao giờ phạm tội cố ý, vì yêu thích hay sợ hãi bất cứ điều gì.
Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và bằng trọn tấm lòng của bản thân.
Chúng ta phải học cách yêu mến Thiên Chúa bằng cách cầu xin Thiên Chúa dạy chúng ta yêu mến Ngài: “Hỡi Thiên Chúa của con, hãy dạy con yêu mến Người.”
Tình mến yêu Thiên Chúa sẽ dẫn dắt chúng ta thường xuyên nghĩ về sự tốt lành của Thiên Chúa đến dường nào; thường xuyên trò chuyện với Người trong lòng chúng ta; và luôn luôn tìm cách làm hài lòng Người.
339: Chúa Giêsu Kitô có truyền lệnh cho chúng ta phải yêu mến nhau không?
Chúa Giêsu Kitô cũng truyền lệnh cho chúng ta phải yêu mến nhau — nghĩa là, tất cả mọi người không một ngoại lệ — vì Người.
Chúng ta phải yêu mến nhau bằng cách chúc phúc cho nhau, và cầu nguyện cho nhau; và bằng cách không bao giờ cho phép bản thân có bất kỳ suy nghĩ, lời nói, hoặc hành vi nào gây thương tích lên bất cứ ai.
Chúng ta cũng bị ràng buộc phải yêu kẻ thù của mình; không chỉ bằng cách tha thứ cho họ từ trong tấm lòng của chúng ta, mà còn bằng cách cầu chúc họ điều tốt lành, và cầu nguyện cho họ.
Chúa Giêsu Kitô đã ban cho chúng ta một quy tắc vĩ đại khác trong những lời này: “Nếu ai muốn đi sau Ta thì hãy chối bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình mỗi ngày và hãy theo Ta!” (Luca 9:23)
Chúng ta chối bỏ chính mình bằng cách từ bỏ ý chí của bản thân, và bằng cách đi ngược lại tâm trạng, ý nguyện và cảm xúc của bản thân.
Chúng ta buộc phải chối bỏ chính mình vì khuynh hướng tự nhiên của chúng ta hướng về điều xấu ngay từ thời thơ ấu của chúng ta; và, nếu không được sửa chữa bằng cách tự chối bỏ, chúng chắc chắn sẽ đưa chúng ta xuống Hoả ngục.
Chúng ta vác khổ giá của mình mỗi ngày bằng cách vâng phục hàng ngày trong kiên nhẫn với những công việc và đau khổ của cuộc đời ngắn ngủi này, và bằng việc chịu đựng chúng cách tình nguyện vì tình yêu Thiên Chúa.
Chúng ta đi theo Thiên Chúa bằng cách bước theo bước chân Thiên Chúa và noi theo những nhân đức của Người.
Các nhân đức chính mà chúng ta học được từ Thiên Chúa là đức ôn thuận, khiêm nhường và vâng phục.
Những kẻ thù mà chúng ta phải chiến đấu mỗi một ngày trong cuộc sống của chúng ta là quỷ dữ, thế gian và xác thịt.
Đề cập về Quỷ dữ, tôi muốn chỉ Satan và tất cả các thiên thần tà ác của hắn, là những kẻ đang tìm cách lôi kéo chúng ta vào tội lỗi, để chúng ta chịu đày hoả ngục với chúng.
Đề cập về thế gian, tôi muốn chỉ những giả định sai lầm của thế gian và xã hội của những ai yêu sự phù phiếm, giàu sang và khoái lạc của thế giới này hơn Thiên Chúa.
Tôi tính Quỷ dữ và thế gian vào số những kẻ thù của linh hồn bởi vì chúng luôn tìm cách, bằng cám dỗ và bằng lời nói hoặc ví dụ, để khiến chúng ta cùng với chúng đi vào con đường thênh thang dẫn đến sự diệt vong.
Đề cập về xác thịt, tôi muốn chỉ những khuynh hướng và đam mê truỵ lạc của chính chúng ta, là điều nguy hiểm nhất trong tất cả các kẻ thù của chúng ta.
Để ngăn kẻ thù của linh hồn kéo chúng ta vào tội lỗi, chúng ta phải canh gác, cầu nguyện và chiến đấu chống lại tất cả những gợi ý và cám dỗ của chúng.
Trong cuộc chiến chống lại quỷ dữ, thế gian và xác thịt, chúng ta không thể dựa vào chính mình, mà chỉ dựa vào Thiên Chúa: “Tôi có sức chịu mọi sự, trong Đấng ban sức mạnh cho tôi.” (Phl 4:13)
Chương IX
THỰC HÀNH HÀNG NGÀY CỦA KITÔ HỮU
Tôi nên bắt đầu ngày mới bằng cách làm Dấu Thánh Giá ngay khi thức dậy vào buổi sáng, và bằng cách đọc một số kinh nguyện ngắn, chẳng hạn như, “Lạy Chúa con, con dâng trái tim và linh hồn lên Người.”
Ta nên thức dậy vào buổi sáng một cách siêng năng, ăn mặc khiêm tốn, sau đó quỳ xuống và đọc kinh nguyện ban sáng của tôi.
Tôi nên dự Thánh lễ nếu tôi có thời gian và cơ hội, vì việc dự Thánh lễ là điều tốt nhất và có lợi nhất trong tất cả các sự sùng kính.
Thật hữu ích khi thực hành suy ngẫm hàng ngày, vì đó là thực hành tất cả các vị Thánh.
Chúng ta phải suy ngẫm đặc biệt là về bốn điều sau hết, và về cuộc đời và cuộc khổ nạn của Thiên Chúa chúng ta.
Chúng ta nên thường xuyên đọc những cuốn sách bổ ích, chẳng hạn như các sách Tin Mừng, cuộc đời của các vị Thánh, và các công việc thiêng liêng khác, giúp nuôi dưỡng đức tin và lòng đạo của chúng ta, và trang bị cho chúng ta vũ khí chống lại những giả định sai lầm của thế gian.
Trong việc ăn, uống, ngủ và tiêu khiển, tôi nên sử dụng tất cả những điều này một cách điều độ, và với mong muốn làm hài lòng Thiên Chúa.
“Lạy Chúa, chúng con chúc tụng, tạ ơn Chúa là Ðấng Nhân lành giàu lòng xót thương. Xin Chúa chúc lành cho chúng con và cho của ăn chúng con sắp dùng, do lòng rộng rãi Chúa ban, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.”
“Bless us, O Lord, and these Thy gifts, which we are about to receive from Thy bounty, through Christ our Lord. Amen.”]
“Đội ơn Chúa đời đời mạch sống, Đã nuôi chúng con hồn xác hôm nay. Nguyện danh Chúa đời đời cả sáng, Xuống cho mọi loài ơn lộc no đầy.”
“We give Thee thanks, Almighty God, for all Thy benefits, who livest and reignest, world without end. Amen. May the souls of the faithful departed, through the mercy of God, rest in peace. Amen.”]
Tôi nên thánh hóa những công việc và hành động trong ngày của tôi bằng cách thường nâng trái tim tôi hướng về Thiên Chúa trong khi tôi làm việc, và đọc một số lời cầu nguyện ngắn cho Người.
Khi tôi thấy bản thân bị cám dỗ vào phạm tội, tôi nên làm Dấu Thánh Giá trong lòng, và khẩn cầu Thiên Chúa một cách thành tâm nhất có thể: “Lạy Chúa, hãy cứu con, không con hư mất.”
Nếu tôi đã phạm tội, tôi nên gieo mình trong linh hồn dưới chân Chúa Kitô, và cầu xin sự tha thứ của Người cách khiêm nhường bằng việc ăn năn tội chân thành.
Khi Thiên Chúa gửi cho tôi bất cứ thập giá, hoặc bệnh tật, hoặc đau đớn nào, tôi nên nói: “Lạy Chúa, ý Người sẽ được thực hiện; Con nhận lấy gánh này cho tội lỗi của con.”
Tôi nên thường đọc với bản thân trong ngày những kinh nguyện tiểu xá như:
- Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.
- Trong tất cả mọi sự, xin Thánh Ý cực thánh thiện, cực công chính và cực đáng yêu của Thiên Chúa được thực hiện, ngợi ca và tôn vinh mãi mãi.
- Chúng con cảm tạ và ngợi khen mọi phút mọi giây Mình Máu Thánh Chúa.
- Chúng con ngợi khen Đức Chúa Giêsu cho đến muôn đời. Xin Chúa thương xót chúng con; Mẹ Maria, xin cứu giúp chúng con
Tôi nên kết thúc một ngày bằng cách quỳ xuống và đọc những lời cầu nguyện tối.
Sau những lời cầu nguyện tối, tôi nên tuân giữ sự giản dị khi đi ngủ; chất chứa bản thân với những suy nghĩ về cái chết; và cố gắng đưa bản thân nghỉ ngơi dưới chân Thập Giá, và dâng những ý nghĩ cuối cùng lên Đấng Cứu Độ chịu đóng đinh trên thập giá.
PHỤ LỤC
Kinh Cáo Mình
Tôi cáo mình cùng Đức Chúa Trời phép tắc vô cùng, và Rất Thánh Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, cùng Đức Thánh Micae tổng lãnh thiên thần, cùng ông thánh Gioan Baotixita, cùng hai ông thánh tông đồ, ông thánh Phêrô, ông thánh Phaolô, cùng các thánh, (tôi lại cáo mình cùng Cha) vì tôi đã phạm tội nhiều, lòng động, lòng lo, miệng nói mình làm, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Vì vậy tôi xin Rất Thánh Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh. Đức Thánh Micae tổng lãnh thiên thần, ông thánh Gioan Baotixita, hai ông thánh tông đồ, ông thánh Phêrô, ông thánh Phaolô, và các thánh cầu cùng Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi tha tội cho tôi cùng. Amen.
Kinh Tin
Lạy Chúa, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều Hội Thánh dạy thì con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen.
Kinh Cậy
Lạy Chúa , con trông cậy vững vàng, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được. Amen.
Kinh Mến
Lạy Chúa , con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, lạy vì Chúa, thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Amen.
Kinh Ăn Năng Tội
Lạy Chúa, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự, con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.
Kinh Mân Côi
Năm Sự Vui
Năm Sự Thương
Năm Sự Mừng
Kinh Chúc Tụng
Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa,
Chúc tụng Danh Thánh Thiên Chúa,
Chúc tụng Chúa Giêsu, thật sự là Thiên Chúa và là con người,
Chúc tụng Danh Thánh Chúa Giêsu,
Chúc tụng Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu,
Chúc tụng Máu Thánh Châu Báu Chúa Giêsu,
Chúc tụng Chúa Giêsu trong Thánh Thể trên các bàn thờ
Chúc tụng Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo trợ,
Chúc tụng Thánh Mẫu Thiên Chúa Maria rất thánh
Chúc tụng Rất Thánh Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ
Chúc tụng Mẹ lên trời cao sáng
Chúc tụng Danh Mẹ Maria, Đồng Trinh và Hiền Mẫu
Chúc tụng Thánh Giuse, bạn thanh sạch Đức Maria
Chúc tụng Thiên Chúa nơi các thiên thần và các thánh
Amen!
Kinh Truyền Tin
Xướng: Đức Chúa Trời sai Thánh Thiên Thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria.
Đáp: Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần.
Kính mừng….. Thánh Maria……
Xướng: Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời.
Đáp: Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền.
Kính mừng….. Thánh Maria……
Xướng: Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.
Đáp: Và ở cùng chúng con.
Kính mừng….. Thánh Maria……
Xướng: Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con.
Đáp: Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con là kẻ đã nhờ lời Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô là con Chúa đã xuống thế làm Người, thì xin vì công ơn Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Kitô Chúa chúng con. Amen.
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
(Đọc đứng trong mùa Phục Sinh thay cho Kinh Truyền Tin)
Xướng: Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng – Alleluia
Đáp: Vì đấng Mẹ đã đáng cưu mang trong lòng – Alleluia
Xướng: Người đã sống lại thật như lời đã phán hứa – Alleluia
Đáp: Xin cầu cùng Chúa cho chúng con – Alleluia
Xướng: Lạy Nữ Đồng Trinh Maria hãy hỉ hoan khoái lạc – Alleluia
Đáp: Vì Chúa đã sống lại thật – Alleluia
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa, là đấng đã làm cho thiên hạ vui mừng qúa bội bởi Đức Chúa Giêsu Kitô la` Con Chúa cùng là Chúa chúng con đã sống lại; xin vì Đức Nữ Đồng Trinh Maria là Thánh Mẫu Người nguyện cầu cho chúng con được hưởng phúc vui vẻ hằng sống đời dời. Vì công nghiệp Chúa Kitô là Chúa chúng con. Amen.
Kinh Lạy Nữ Vương
Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy. Thân lạy Mẹ, chúng con, con cháu E-và ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà; Chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khấn Bà thương. Hỡi ôi! Bà là Chúa bầu chúng con, xin ghé mắt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ.
Ôi khoan thay! nhân thay! dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.
Kinh Hãy Nhớ
Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ xin bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời. Nhân vì sự ấy, con hết lòng trông cậy than van chạy đến sấp mình xuống dưới chân Đức Mẹ là Nữ Đồng Trinh trên hết các kẻ đồng trinh, xin Đức Mẹ đoái đến con là kẻ tội lỗi. Lạy Mẹ là Mẹ Chúa Cứu thế, xin chớ bỏ lời con kêu xin, một dủ lòng thương và nhậm lời con cùng. Amen.
Kinh Ngợi Khen
Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng. Vì Thiên Chúa – Đấng Cứu Độ tôi! Phận nữ tỳ hèn mọn – Ngài đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Danh Ngài thật chí thánh chí tôn! Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Ngài! Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh. Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế. Và nâng cao những kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư. Người giàu có lại đuổi về tay trắng. Chúa hằng độ trì Israel – tôi tớ của Ngài. Như đã hứa cùng cha ông chúng ta. Và Chúa nhớ lại lòng thương xót. Dành cho tổ phụ Abraham. Và cho con cháu đến muôn đời!
Kinh Vực Sâu
Lạy Chúa, con ở dưới vực sâu kêu lên Chúa, xin Chúa hãy thương nhậm lời con kêu van, hãy lắng nghe tiếng con cầu xin. Nếu Chúa chấp tội, nào ai rỗi được? Bởi Chúa hằng có lòng lành, cùng vì lời Chúa phán hứa, con đã trông cậy Chúa. Linh hồn con cậy vì lời hứa ấy thì đã trông cậy Chúa. Những kẻ làm dân Đức Chúa Trời, đêm ngày hãy trông cậy Người cho liên, vì Người rất nhân lành hay thương vô cùng, sẽ tha hết mọi tội lỗi kẻ làm dân Người thay thảy.
Lạy Chúa, xin ban cho các linh hồn (linh hồn ) được nghỉ ngơi đời đời, và được sáng soi vô cùng. Lạy Chúa, xin cứu lấy các linh hồn (linh hồn ) cho khỏi tù ngục mà được nghỉ yên. Amen.
Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, Chúa đã phán dạy rằng, con hãy xin thì con sẽ được. Vậy con xin Chúa lòng lành vô cùng thương đến các linh hồn nơi luyện tội. Xin Chúa nghe lời con cầu xin kêu van, cho linh hồn ông bà, cha mẹ, anh em, bạn hữu con. Xin Chúa mở cửa thiên đàng cho các linh hồn ấy vào. Xin cho các linh hồn ấy được sự sống vô cùng hằng soi cho liên. Amen.
Kinh Dâng Mình Buổi Sáng
Kính lạy Trái Tim cực Thánh Đức Chúa Giêsu, con nhờ Trái Tim cực sạch Đức Bà Maria, mà dâng lên Trái Tim Chúa, mọi lời con cầu xin, mọi việc con làm, mọi sự khó con chịu trong ngày hôm nay, cho được đền vì tội lỗi con, và cầu nguyện theo ý Chúa khi dâng mình tế lễ trên trên bàn thờ. Con lại dâng các sự ấy cho Trái Tim Chúa, có ý cầu nguyện cách riêng theo ý Đức Giáo Hoàng .
Lời Nguyện Tắt
Giêsu, Maria, Giuse, con dâng trái tim và linh hồn con.
Giêsu, Maria, Giuse, xin giúp con trong cơn hấp hối.
Giêsu, Maria, Giuse, xin cho con được chết lành bên các người.