^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Cách mạng Tin lành của Phái Vaticanô II: Tuyên bố Chung năm 1999 với Giáo hội Luther về Ơn Công chính hoá
Với sự chấp thuận của Gioan Phaolô II, vào ngày 31 tháng 10 năm 1999 “Hồng y” Edward Cassidy và “Giám mục” Luther Christian Krause ký Tuyên bố Chung về Giáo lý Ơn Công chính hoá ở Augsburg, Đức
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1999, Vatican dưới thời Gioan Phaolô II đã thông qua một bản tuyên bố chung với Giáo hội Luther về giáo lý Ơn Công chính hoá. Ý tưởng người Công Giáo có thể đồng thuận trong một Tuyên bố Chung với người Luther về giáo lý ơn công chính hoá nên khiến người Công Giáo ngay lập tức cho là vô lý vì người Công Giáo phải tin vào giáo huấn tín lý của Công đồng Trentô, trong khi người Luther bác bỏ giáo huấn tín lý của Công đồng Trentô.
Rõ ràng, thỏa thuận duy nhất có thể đạt được là một thỏa thuận mà người Luther phải bác bỏ lạc giáo của họ và chấp nhận tín điều Công Giáo. Tuy nhiên, đây không phải là những gì Tuyên bố Chung với Giáo hội Luther – đã được Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI chấp thuận – nói về.
Tuyên bố Chung với Giáo hội Luther về Giáo lý Ơn Công chính hoá lạc giáo đến nỗi hầu như không có từ nào để mô tả. Nó hoàn toàn bác bỏ Công đồng Trentô. Vì một số người bảo vệ giáo phái Vaticanô II và thậm chí một số người “truyền thống” đã đưa ra những nỗ lực lố bịch và không trung thực nhất để bảo vệ thỏa thuận này, chúng ta sẽ xem xét ngắn gọn lý do tại sao văn kiện này là lạc giáo, tại sao đây là một sự bác bỏ hoàn toàn Công đồng Trentô, và tại sao nó thực sự tạo thành một tuyên bố chính thức của Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI rằng giáo phái của họ, trên thực tế, là một giáo phái phi Công Giáo.
►1) Tuyên bố Chung với Người Luther về Ơn Công chính hoá, ngày 31 tháng 10 năm 1999: “# 5. BẢN TUYÊN BỐ CHUNG NÀY… không bao gồm tất cả những gì Giáo hội hai bên giảng dạy về sự công chính hóa; nhưng nó chứa đựng một sự đồng thuận trên những chân lý căn bản của giáo lý về ơn công chính hóa, và CHO THẤY RẰNG NHỮNG KHÁC BIỆT CÒN TỒN ĐỌNG TRONG CÁCH GIẢI THÍCH KHÔNG CÒN LÀ CỚ ĐỂ ĐÔI BÊN KẾT ÁN LẪN NHAU VỀ GIÁO LÝ.”[4]
Điều này có nghĩa là sự khác biệt còn lại giữa người Luther và Công Giáo về công chính hoá – ví dụ, thực tế là người Luther không chấp nhận Sắc lệnh về Công chính hoá của Công đồng Trentô như tín điều – không còn là dịp để lên án giáo lý. Đây là lạc giáo trắng trợn. Việc người Luther không chấp nhận Sắc lệnh của Công đồng Trentô về công chính hoá như tín điều là một dịp để lên án giáo lý của họ, như chúng ta vừa thấy.
► 2) Tuyên bố Chung với Người Luther về Ơn Công chính hoá, ngày 31 tháng 10 năm 1999: “41. Vì thế, những kết án giáo lý ở thế kỷ 16 [tức, Công đồng Trentô], trong chừng mực liên quan đến ơn công chính hóa, nay được thấy trong một ánh sáng mới: Giáo huấn của các giáo hội Luther được trình bày trong Bản Tuyên bố này không còn nằm trong những kết án của Công Đồng Trentô.”[5]
Điều này có nghĩa là không có giáo huấn nào của người Luther trong Tuyên bố Chung (TBC) bị Công đồng Trentô lên án! Nhưng trong TBC, bên cạnh những lạc giáo khác được dạy bởi người Luther (như chúng ta sẽ thấy), các giáo hội Luther dạy lạc giáo công chính “chỉ bằng đức tin,” đã bị Công đồng Trentô lên án chừng 13 lần!
►Tuyên bố Chung với người Luther về Ơn Công chính hoá: “26. Theo cách hiểu của người Luther, Thiên Chúa công chính hóa tội nhân chỉ bằng đức tin mà thôi (sola fide).”[6]
Vì vậy, tuyên bố thứ #41 của TBC có nghĩa phía “Công Giáo” đồng ý rằng tất cả các tín điều và sắc lệnh trong Công đồng Trentô lên án công chính chỉ bằng đức tin bị đảo ngược, và ‘công chính chỉ bằng đức tin’ không còn đối nghịch hoặc bị Trentô lên án. Không thể nào lạc giáo có thể trở nên trang trọng hơn thế này.
►3) Tuyên bố Chung với Người Luther về Ơn Công chính hoá, ngày 31 tháng 10 năm 1999: “# 13. TRONG ÁNH SÁNG CỦA SỰ ĐỒNG THUẬN NÀY, NHỮNG BẢN KẾT ÁN GIÁO LÝ LẪN NHAU Ở THẾ KỶ 16 [Công đồng Trentô] KHÔNG CÒN ÁP DỤNG CHO ĐÔI BÊN HIỆN NAY NỮA.”[8]
Điều này một lần nữa có nghĩa là việc người Luther không chấp nhận Sắc lệnh của Công đồng Trentô về Công chính hoá trên tổng thể không phải là lạc giáo, mà là sự chối bỏ Công đồng Trentô. Công đồng Trentô lên án là lạc giáo bất cứ ai không chấp nhận tất cả các giáo huấn ấy, như chúng ta đã thấy ở trên.
Vì vậy, đừng để bị lừa bởi những kẻ dối gạt cố gắng thuyết phục mọi người rằng TBC không thực sự phủ nhận Công đồng Trentô, hoặc rằng “sự thật phức tạp hơn thế nhiều.” Những kẻ này được Quỷ dữ sử dụng để bảo vệ giáo phái Vaticanô II bội giáo. Tuyên bố Chung với Giáo hội Luther về Giáo lý Ơn Công chính hoá hoàn toàn bác bỏ Công đồng tín lý Trentô. Bất cứ ai phủ nhận điều này chỉ đơn giản là một kẻ nói dối.
MỘT SỐ LẠC GIÁO KHÁC TRONG TUYÊN BỐ CHUNG
Trên thực tế, bên cạnh ‘công chính hoá chỉ bằng đức tin,’ còn có rất nhiều lạc giáo khác trong TBC đã bị Trentô đặc biệt lên án. Xem bài viết dài hơn trên trang web của chúng tôi Tuyên bố Chung với Giáo hội Luther về Ơn Công chính hoá (EN) nếu bạn cần tất cả các chi tiết khiếp đảm. TBC đầy với những lạc giáo. Dưới đây chỉ là một vài ví dụ khác:
►Tuyên bố Chung với Giáo hội Luther: “21. Theo cách hiểu của người Luther, con người không có khả năng cộng tác vào việc cứu rỗi chính mình, bởi lẽ, đã là tội nhân thì họ vốn đang thực sự chống lại Thiên Chúa và hành động cứu độ của Ngài.”[9] – LẠC GIÁO BỊ TRENTÔ LÊN ÁN
► Tuyên bố Chung với Giáo hội Luther: “23. … người Luther … muốn khẳng định rằng ơn công chính hóa không lệ thuộc sự cộng tác của con người, cũng không lệ thuộc vào các hiệu quả đổi mới do ân sủng nơi bản thân mỗi người.” – LẠC GIÁO BỊ TRENTÔ LÊN ÁN!
► Tuyên bố Chung với Giáo hội Luther: “29. Theo cách hiểu của người Luther, thân phận người Kitô hữu là thế, ‘vừa là người công chính vừa là tội nhân.’ Họ đúng là công chính, bởi Thiên Chúa đã tha tội cho họ qua Lời và Bí tích, rồi ban cho cả sự công chính của Đức Kitô mà họ nhận được trong đức tin. Trong Đức Kitô, họ được làm cho nên công chính trước nhan Thiên Chúa. Tuy nhiên, khi nhìn lại mình qua lề luật, họ nhận ra rằng mình vẫn hoàn toàn là tội nhân.”[12] – LẠC GIÁO BỊ TRENTÔ LÊN ÁN!
Lạc giáo này còn được gọi là “simul justus et peccator” (vừa là người công chính vừa là tội nhân) và là một trong những giáo thuyết yêu thích của Martin Luther. Nó đã bị Trentô lên án mạnh mẽ trong hai đoạn tiếp theo.
“Nếu bất cứ ai chối bỏ rằng bởi ân điển của Chúa chúng ta Giêsu Kitô, được ban trong phép thanh tẩy, tội vạ của nguyên tội được tha thứ, hoặc thậm chí khẳng định rằng toàn bộ những gì có bản chất thật sự và thích đáng của tội lỗi không bị xoá đi, nhưng nói rằng nó chỉ được chạm vào trong con người hay không bị quy tội, kẻ đó bị nguyền rủa.”[13]
► Tuyên bố Chung với Giáo hội Luther: “29. … Vì thế, khi nói rằng những người được công chính hóa cũng là những tội nhân, và rằng việc họ chống lại Thiên Chúa là tội lỗi thực sự, thì những người Luther không hề phủ nhận rằng, dù có tội như thế, người ta vẫn không bịtách khỏi Thiên Chúa, và tội lỗi ấy là tội lỗi “đã bị chế ngự.” [15] – LẠC GIÁO BỊ TRENTÔ LÊN ÁN
Hãy nhớ rằng, tất cả những giáo huấn của người Luther trong Tuyên bố Chung – là lạc giáo trắng trợn và bị trực tiếp lên án bởi Công đồng Trentô – được tuyên bố là không còn bị Trentô lên án trong đoạn #41 của Tuyên bố Chung!
Chúng ta có thể tiếp tục, nhưng những gì đã được đề cập ở trên là đủ để chứng minh vấn đề.
Một số thầy dạy giả, cố gắng giảm thiểu tầm quan trọng của TBC, đã cố gắng lừa dối độc giả và thính giả của họ bằng cách nói rằng hai văn kiện khác đi cùng với TBC thực sự làm rõ mọi thứ. CHUYỆN NÀY LÀ HOÀN TOÀN NHẢM NHÍ! Hai văn kiện khác đi cùng với TBC: 1) Tuyên ngôn Chung Chính Thức của Liên hiệp Giáo hội Luther Thế giới và Giáo hội Công Giáo và 2) Phụ lục của Tuyên bố Chung chính thức xác nhận mọi thứ trong TBC. Chúng hoàn toàn không hề mâu thuẫn với những lạc giáo trong đó, nhưng lặp lại, như ta thấy ở đây:
Hơn nữa, Phụ lục của Tuyên bố Chung Chính thức thực sự đi xa hơn chính TBC và tuyên bố niềm tin vào công chính hoá chỉ bằng đức tin ở phía “Công Giáo”!
►Phụ lục của Tuyên bố Chung Chính thức, #2, C [Phía “Công Giáo” và phía Luther cùng nhau]: “Công chính hoá diễn ra chỉ bằng ân sủng, chỉ bằng đức tin, con người được công chính tách rời khỏi hành động.”[18]
Xin hãy hiểu: “Phụ lục” này là một phần của Tuyên bố Chung mà những người bảo vệ giáo phái Vaticanô II nói sẽ làm rõ mọi điều và “làm nó trông ổn”! Họ nói phụ lục làm cho mọi thứ trong TBC hoàn toàn phù hợp với giáo huấn Công Giáo. Thật là dối trá! Trong trích dẫn sau đây, ta thấy một người bảo vệ giáo phái Vaticanô II đang cố gắng sử dụng chính lập luận này. Người bảo vệ Novus Ordo/Vaticanô II sử dụng loại lập luận này nghĩ rằng hoặc hy vọng rằng người mà họ đang đối thoại không biết gì về hai văn kiện đi kèm (Phụ lục và Tuyên ngôn Chung Chính thức) – để họ có thể gieo ấn tượng sai lầm rằng hai văn kiện này giảm thiểu hoặc giải thích đi những lạc giáo trong Tuyên bố Chung. Họ hy vọng rằng người khác, không biết về chúng, sẽ không phản bác được. Lập luận này vô ích, tuy vậy, với những ai quen thuộc với những gì hai văn kiện ấy thật sự nói.
Như chúng ta thấy ở đây, ông ta đã cố gắng trả lời những lạc giáo mà chúng tôi trích dẫn trong Tuyên bố Chung bằng cách nói rằng Phụ lục và TCC [Tuyên ngôn Chung Chính thức] sẽ khiến mọi điều ổn. Nhưng như chúng tôi đã chỉ ra, điều này hoàn toàn nhảm nhí. Phụ lục và Tuyên ngôn Chung chính thức xác nhận những gì có trong TBC. Hơn nữa, Phụ lục tuyên bố rằng “người Công Giáo” không chỉ chấp nhận công chính hoá chỉ bằng đức tin không trái ngược với Trentô (như TBC nói), mà còn nói người Công Giáo tin vào công chính hoá chỉ bằng đức tin! Nếu, như ông nói, Phụ lục là cần để có được sự hiểu biết về những gì được dạy bởi TBC, thì ông thừa nhận rằng ông tin vào Công chính hoá chỉ bằng đức tin.
Nói tóm lại, những nỗ lực bảo vệ TBC bằng cách tham chiếu đến hai văn kiện khác đi kèm với nó là hoàn toàn sai, và đối với những người quen thuộc với sự thật, chúng là những lời nói dối đáng giận.
Hơn nữa, ngay cả khi Phụ lục không nêu lên lạc giáo ghê tởm Công chính chỉ bằng đức tin ở phía Công Giáo, điều đó vẫn không thành vấn đề vì tất cả những lạc giáo này đã được liệt kê ở trên – cho dù ở phía Luther hay phía “Công Giáo” của TBC – được chấp nhận là không bị Công đồng Trentô lên án. Hơn nữa, như đã được chứng minh ở điểm 1 của cột này, TBC cụ thể nói rằng sự khác biệt còn lại của người Luther và Công Giáo về Công chính hoá không phải là một dịp để lên án giáo lý. Vì vậy, đừng để bị lừa bởi những kẻ lừa dối nói với bạn rằng “Vâng, quả thật là có vấn đề với TBC, nhưng không có gì trong số những lạc giáo này xuất hiện ở phía Công Giáo, chỉ ở phía Giáo hội Luther.” Nó chỉ đơn giản là không đúng và quan trọng hơn, nó không thay đổi điều gì.
Giáo phái Vaticanô II, bao gồm Gioan Phaolô II, Biển Đức XVI và tờ báo chính thức của Vatican đều chấp thuận Tuyên bố Chung. Điều này chứng tỏ rằng bọn chúng là những kẻ lạc giáo công khai.
Điều này có nghĩa “Giáo hội” của Gioan Phaolô II chính thức chấp nhận Tuyên bố Chung với Giáo hội Luther về Giáo lý Ơn Công chính hoá và chối bỏ Công đồng Trent. Mặt khác, Giáo hội Công Giáo bảo tồn và sẽ luôn bảo tồn Giáo lý của Công đồng Trentô về Ơn Công chính hoá, được Chúa Kitô truyền cho các Thánh Tông Đồ.
Do đó, “Giáo hội” của Gioan Phaolô II không phải là Giáo hội Công Giáo, và những ai tuy biết những sự việc này và sau đó khẳng định trong hiệp thông với nó chỉ đơn giản là khẳng định trong hiệp thông với những kẻ lạc giáo công khai và đang phạm tội chống lại Đức tin.
Chú thích cuối Chương 17:
[1] L’Osservatore Romano (Tuần báo Vatican), 24/11/1999.
[2] Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book. Co., Thirtieth Edition, 1957, no. 792a.
[3] Denzinger 810.
[4] L'Osservatore Romano, 24/11/1999.
[5] L'Osservatore Romano, 24/11/1999.
[6] L'Osservatore Romano, 24/11/1999.
[7] Denzinger 803.
[8] L'Osservatore Romano, 24/11/1999.
[9] L'Osservatore Romano, 24/11/1999.
[10] Denzinger 814.
[11] Denzinger 811.
[12] L'Osservatore Romano, 24/11/1999.
[13] Denzinger 792.
[14] Denzinger 792.
[15] L'Osservatore Romano, 24/11/1999.
[16] Denzinger 808.
[17] L'Osservatore Romano, 24/11/1999.
[18] L'Osservatore Romano, 24/11/1999.
[19] Liên lạc với TVTG.
[20] L’Osservatore Romano, 28/1/2004, tr. 4.
[21] L’Osservatore Romano, 24/8/2005, tr. 8.
[22] L’Osservatore Romano, 21-28/12, tr. 5.
[23] L'Osservatore Romano, 28/1/2004, tr 4.
[24] Denzinger, 792a.
Bài Viết Liên Quan