^
^
Lạc giáo của Phanxicô | Lạc giáo trong Vaticanô II | Lạc giáo của Biển Đức XVI | Lạc giáo của Gioan Phaolô II | Từ điển thuật ngữ nguyên tắc | Sự thật về Sơ Lucia giả mạo | Kế hoạch hoá gia đình tự nhiên (NFP) là tội lỗi | Lòng thương xót Chúa của sơ Faustina là giả | Cửa hàng online và thông tin liên lạc |
Các bước trở lại đạo | Nơi lãnh nhận các bí tích | Kinh Mân Côi | Không có Ơn cứu độ bên ngoài Giáo hội | Thuyết Trống toà là gì | Thánh lễ Mới không thành sự | Nghi thức truyền chức linh mục mới | E-Exchanges |
Giáo huấn Công giáo cụ thể về các phái Tin lành và ly khai
Trở về Kinh tin kính Thánh Athanasiô
Giáo hội Công giáo cũng dạy rằng những người đã được rửa tội nhưng đi theo các phái lạc giáo hoặc ly giáo sẽ đánh mất linh hồn mình. Chúa Giêsu thành lập Hội Thánh Người trên Thánh Phêrô, như ta đã thấy, và tuyên bố rằng mất cứ một ai không lắng nghe Giáo hội sẽ được xem như dân ngoại và quân thu thuế (Mátthêu 18:17). Người cũng ra lệnh môn đệ Người hãy “tuân giữ mọi điều” Người đã truyền (Mátthêu 28:20). Các phái Đông ly giáo (như “Chính thống giáo”) và các phái Tin lành là những phong trào ly khai khiến họ tách rời khỏi Giáo hội Công giáo. Bằng việc tách rời bản thân khỏi Hội thánh Đức Kitô, họ rời khỏi con đường là ơn cứu độ và tiến vào con đường dẫn tới diệt vong.
Những phái này ngoan cố và ương ngạnh chối bỏ một hay nhiều sự thật Chúa Kitô rõ ràng thiết lập, như Chức Giáo hoàng (Mátthêu 16; Gioan 21; v.v ), Xưng tội (Gioan 20:23), Thánh thể (Gioan 6:54), và các tín điều khác của Đức tin Công giáo. Để được cứu, một người phải chấp thuận tất cả những gì Giáo hội Công giáo, dựa trên Thánh Kinh và Thánh Truyền, đã bất khả ngộ minh định như tín điều của Đức tin.
Dưới đây chỉ là một vài tín điều bất khả ngộ của Đức tin Công giáo mà người Tin lành và (trường hợp Chức Giáo hoàng) người Đông “Chính thống giáo” chối bỏ. Giáo hội “nguyền rủa” (một dạng trầm trọng của vạ tuyệt thông) tất cả những ai ngoan cố quả quyết điều ngược lại định nghĩa tín lý của Giáo hội.
Vì thế, một người Tin lành hay “Chính thống” giáo ngoan cố chối bỏ những giáo huấn tín lý này sẽ bị nguyền rủa và tách rời khỏi Giáo hội, mà bên ngoài không có ơn cứu độ. Khá thú vị là khi ban hành tín điều, Giáo hội nói: “Nếu kẻ nào nói rằng… hắn ta bị nguyền rủa [anathema sit]” trái với “Nếu kẻ nào nói rằng… hắn ta là đồ nguyền rủa [anathema est].” Tiêu chí “kẻ đó bị” tạo không gian cho những người Công giáo có thể không biết đến một tín điều cụ thể và sẽ tuân theo giáo huấn của khoảng luật công đồng ngay khi biết đến chúng. Tuy vậy, người nào ương ngạnh, và cố tình đi ngược với giáo huấn tín lý của Giáo hội phải gánh chịu toàn bộ án nguyền rủa tức khắc.
Điểm muốn nói ở đây là nếu ta có thể chối bỏ những tín điều này mà vẫn có thể được cứu, thì những định tín bất khả ngộ này cùng án nguyền rủa đi kèm sẽ là vô nghĩa, vô giá trị và vô tác dụng. Nhưng chúng có ý nghĩa, giá trị và tác dụng – chúng là giáo huấn bất khả ngộ được bảo vệ bởi Chúa Giêsu Kitô. Vì thế, tất cả những ai chối bỏ các tín điều đều bị nguyền rủa và trên con đường diệt vong.
Chú thích:
[1] New Advent Catholic Encyclopedia, newadvent.org, “Anathema.”
[2] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 242.
[3] Denzinger 883.
[4] Denzinger 913.
[5] Denzinger 910.
[6] Denzinger 810.
[7] Denzinger 1826-1827.
Bài Viết Liên Quan