^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Kháng bác 10: Giáo Hoàng Piô XII tuyên bố trong Vacantis Apostolicae Sedis rằng một hồng y, vô luận bị vạ tuyệt thông gì, có thể được bầu làm Giáo Hoàng.
Giáo Hoàng Piô XII, Vacantis Apostolicae Sedis, ngày 8 tháng 12, 1945: “34. Không có hồng y nào có thể theo bất kỳ cách nào, hoặc bằng lý do của bất kỳ vạ tuyệt thông, vạ huyền chức hay cấm chế nào, hoặc bất kỳ trở ngại giáo hội nào khác, bị loại trừ trong cuộc bầu cử tích cực và thụ động Giám mục Tối cao. Ta theo đây tạm hoãn các giáo vạ như vậy chỉ vì các mục đích cho cuộc bầu cử nêu trên; tại các thời điểm khác, chúng vẫn còn hiệu lực (AAS 38 [1946], tr. 76).”
TRẢ LỜI: Như chúng ta đã cho thấy, đó là một tín điều rằng 1) kẻ lạc giáo không phải là thành viên của Giáo Hội; và 2) một giáo hoàng là người đứng đầu Giáo Hội. Do vậy, đó là một sự thật tín lý rằng một người lạc giáo không thể là người đứng đầu Giáo Hội, vì ông ta không phải là thành viên của Giáo Hội.
Thế thì Giáo Hoàng Piô XII muốn nói gì trong Vacantis Apostolicae Sedis? Trước hết, ta cần hiểu rằng vạ tuyệt thông có thể phát sinh bởi nhiều điều. Trong lịch sử, các vạ tuyệt thông được phân biệt bởi các thuật ngữ nặng (major) và nhẹ (minor). Vạ tuyệt thông nặng phát sinh cho tội lạc giáo và ly giáo (tội lỗi chống lại đức tin) và một số tội lỗi nghiêm trọng khác. Những người nhận án tuyệt thông vì lạc giáo cơ bản không phải là thành viên của Giáo Hội (như chúng ta vừa chứng minh). Tuy nhiên, vạ tuyệt thông nhẹ không loại bỏ một người khỏi Giáo Hội, nhưng cấm một người tham gia vào đời sống bí tích của Giáo Hội. Giáo Hoàng Biển Đức XIV đã lưu ý đến sự khác biệt này.
Mặt khác, án tuyệt thông nhẹ phát sinh vì những thứ như vi phạm bí mật của Thánh Chức, làm giả thánh tích (c. 2326), xâm phạm một tu viện (c. 2342), v.v. Đây đều là những hình phạt giáo hội. Những hành động như vậy, mặc dù là tội trọng, không tách rời một người khỏi Giáo Hội. Và mặc dù các thuật ngữ vạ tuyệt thông nặng và nhẹ không còn được sử dụng, nhưng sự thật là một người có thể bị vạ tuyệt thông (vì một điều khác tội lạc giáo) mà không bị tách rời khỏi Giáo Hội, và một người có thể phải chịu vạ tuyệt thông vì lạc giáo mà sẽ bị tách rời khỏi Giáo Hội.
Do đó, một hồng y chịu vạ tuyệt thông vì lạc giáo không còn là hồng y vì kẻ lạc giáo nằm ngoài Giáo Hội Công Giáo (de fide, Giáo Hoàng Êugêniô IV). Nhưng một hồng y nhận vạ tuyệt thông vì một tội lỗi khác vẫn là một hồng y, mặc dù trong tình trạng trọng tội. Vì vậy, khi Giáo Hoàng Piô XII nói rằng tất cả các hồng y, bất cứ trở ngại giáo hội nào họ đang chịu, có thể bỏ phiếu và được bầu trong một mật nghị Giáo Hoàng, điều này giả định các hồng y đã nhận vạ tuyệt thông cho một tội lỗi khác tội lạc giáo, vì một hồng y đã nhận vạ tuyệt thông vì lạc giáo không phải là một hồng y. Điểm mấu chốt để hiểu là lạc giáo không chỉ đơn thuần là một trở ngại giáo hội – do đó nó không phải là những gì Đức Piô XII đang nói đến – mà là một trở ngại bởi thần luật (luật Thiên Chúa).
Lưu ý, kẻ lạc giáo không bị loại trừ khỏi Chức vị Giáo Hoàng chỉ bởi những trở ngại giáo hội, mà là những trở ngại từ thần luật. Pháp chế của Đức Piô XII không áp dụng cho tội lạc giáo vì ông đang nói về những trở ngại giáo hội: “…hoặc bất kỳ trở ngại giáo hội nào khác…” Do đó, pháp chế của ông không biểu thị rằng lạc giáo đồ có thể được bầu và vẫn là giáo hoàng, đó là lý do tại sao ông không đề cập đến kẻ lạc giáo. Giáo Hoàng Piô XII đang đề cập đến các hồng y Công Giáo có thể đang dưới án tuyệt thông.
Để chứng minh thêm cho điểm này, chúng ta hãy giả sử chỉ để lập luận rằng pháp chế của Giáo Hoàng Piô XII mang nghĩa là một hồng y lạc giáo có thể được bầu làm Giáo hoàng. Chú ý Đức Piô XII nói gì:
“Ta theo đây tạm hoãn các giáo vạ như vậy chỉ vì các mục đích cho cuộc bầu cử nêu trên; tại các thời điểm khác, chúng vẫn còn hiệu lực.”
Đức Piô XII nói rằng vạ tuyệt thông bị tạm hoãn trong thời gian bầu cử; những thời điểm khác nó vẫn còn hiệu lực. Điều này có nghĩa là vạ tuyệt thông vì tội lạc giáo sẽ lại có hiệu lực ngay sau cuộc bầu cử và sau đó kẻ lạc giáo đã được bầu làm Giáo Hoàng sẽ mất chức vụ của mình! Do đó, bất kể ta nhìn theo cách nào, một kẻ lạc giáo không thể được bầu hợp lệ và vẫn là Giáo hoàng.
Thánh Antôniô (1459): “Trường hợp một Giáo Hoàng trở thành lạc giáo đồ, hắn sẽ, bởi đơn thuần việc đó mà không cần bất cứ mệnh lệnh nào, bị tách bản thân khỏi Hội Thánh. Một cái đầu bị cắt rời khỏi thân thể không thể, chừng nào vẫn còn tách rời, là cái đầu của cùng một thân thể như trước khi bị chia cắt. Một Giáo Hoàng sẽ bị tách rời khỏi Hội Thánh bởi lạc giáo, vì thế, bởi đơn tuần việc đó không còn là thủ lĩnh của Giáo Hội. Không thể nào một kẻ vừa theo lạc giáo vừa giữ chức Giáo Hoàng, vì kẻ bên ngoài Hội Thánh không thể giữ chìa khoá của Hội Thánh.” (Summa Theologica, trích trong Actes de Vaticanô I. V. Frond pub.)
Nếu một lạc giáo đồ (kẻ phủ nhận đức tin) có thể là người đứng đầu bên trong Giáo Hội, thì tín điều rằng Giáo Hội là duy nhất trong đức tin (như trong duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, và tông truyền) sẽ là sai.
Trở về Trả lời các Kháng bác về Thuyết Trống Toà.
Chú thích:
[1] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 84.
[2] Institutiones Iuris Canonici, 1921.
Bài Viết Liên Quan